Khám phá mới

Trung Quốc trả giá cho việc xây dựng siêu đập Tam Hiệp, ‘vén màn’ thảm họa được báo trước

Trung Quốc trả giá cho việc xây dựng siêu đập Tam Hiệp, ‘vén màn’ thảm họa được báo trước
  • Đập Tam Hiệp và ba giấc mơ phi thực tế của nhà cầm quyền Trung Quốc đương thời
  • Siêu đập Tam Hiệp và lời nguyền ‘thanh gươm Damocles’ treo trên Trung Quốc
  • 10 nguyên nhân khiến siêu đập Tam Hiệp cận kề 'hiểm họa'

Chính Phủ Trung Quốc chi núi tiền để khắc phục hậu quả

Để tránh tình trạng nước sông Trường Giang dâng lên, hơn 2.000 người dân làng Muhe đã đồng ý chuyển lên nơi cao hơn để sinh sống từ hơn 10 năm về trước. Những người dân này đã tận dụng phần đất còn lại để trồng các vườn cam và hồng dọc theo bờ sông.

Hiện tại,  họ còn khoảng 110 héc-ta đất nằm cạnh dòng sông dài nhất châu Á và nhường lại nửa diện tích cho dự án Tam Hiệp, đập cao 185 m, vùng hồ chứa dài 660 km được thiết kế để kiểm soát lũ lụt, và sản xuất điện.

Để ngăn cản hậu quả kéo hài của con đập đến những ngôi làng lân cận cũng như kiểm soát tình hình môi trường ngày một xấu đi, chính phủ Trung Quốc đã chi 600 tỷ nhân dân tệ (85 tỷ USD) từ năm 2011.

Tuy vậy, từng nấy không khí vẫn chưa thể giải quyết vấn đề, Trung Quốc bắt buộc phải chi tiết 600 tỷ nhân dân tệ khác cho tới năm 2025 để tiếp tục xử lý thực trạng xung quanh sông Trường Giang.  Giờ đây, bảo vệ sông Trường Giang đã trở thành ưu tiên cho Trung Quốc - nguồn nước cho 00 triệu người và tưới tiêu cho 1/4 đất canh tác của Trung Quốc.

Kể từ 2016, chính phủ địa phương bắt đầu tháo dỡ một số đập, vớt rác từ nước, phân bổ lại các nhà máy, cấm thải rác ra môi trường, ngăn chặn hoạt động nông nghiệp và xây dựng ở dòng sông.

Hệ lụy không hồi kết

Tuy nhiên, hậu quả mà cộng đồng xung quanh con đập và dọc bờ sông Trường Giang đang gánh chịu nhiều hơn thế rất nhiều. Việc xây dựng con đập lớn nhất thế giới đã tăng số trận động đất, khiến hệ sinh thái phân mảnh và hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng khác.

Theo thống kê, khu vực này đã chịu 776 trận động đất trong năm 2017, tăng 60% so với cùng kỳ năm trước, với mức rung chấn mạnh nhất là 5 độ rích-te.

Chỉ từ năm khánh thành đập 2003 cho tới năm 2009, số trận động đất tăng gấp 30 lần.

Các giáo sư cũng cho hay ngoài động đất, môi trường tại khu vực vẫn đối mặt với những thách thức khác như tình trạng tảo nở hoa hay ô nhiễm sông Trường Giang.

Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc không ít lần khẳng định định lợi ích của Tam Hiệp lấn át đi chi phí và những hệ lụy. 

Tới năm 2011, Trung Quốc tuyên bố họ sẽ chi 177 tỷ USD để cố gắng ngăn chặn thảm họa về sinh thái tại khu vực. Mặc dù đã có nhiều biện pháp để giảm thiểu rủi ro sạt lở đất, xây dựng hàng rào sinh thái dọc các vùng dễ bị tổn thương gần con sông. Song các nỗ lực này cũng không đủ để giải quyết các vấn đề dài hạn.

Việc trầm tích tích tụ gần con đập gây ra mối đe dọa tới việc kiểm soát lũ lụt, chính phủ nước này cũng đã phải xây dựng 2 con đập lớn ở thượng nguồn để chặn bùn.

Nguyên nhân làm tăng nhiệt độ trong khu vực cũng xuất phát từ hồ chứa nước khổng lồ hấp thụ quá nhiều nhiệt.Nước ấm lên và sự phân mảnh trong hệ sinh thái nảy sinh mối rủi ro với trữ lượng cá. Điều này làm cho giống cá tầm trên sông Trường Giang gần như sắp tuyệt chủng.

Chưa hết, đập Tam Hiệp cũng đã khiến mực nước ở hồ Bà Dương suy giảm. Bá Dương là nơi sinh sống của giống cá heo không vây Trường Giang, loài đang trong tình trạng cực kỳ nguy cấp.

 

10 nguyên nhân khiến siêu đập Tam Hiệp cận kề 'hiểm họa'

(Techz.vn) Siêu đập lớn nhất hành tinh - Tam Hiệp tưởng chừng như không thể phá hủy nhưng lại đang gặp nguy hiểm hơn những gì đang dự đoán.