Đời sống

5 tỉnh, thành có diện tích lớn nhất và nhỏ nhất sau sáp nhập: Nhiều cái tên bất ngờ

Sau khi cả nước còn 34 tỉnh, thành, bản đồ hành chính Việt Nam có nhiều xáo trộn. Danh sách các địa phương có diện tích lớn nhất và nhỏ nhất trên cả nước đã có nhiều thay đổi.

Ngày 1/7/2025 đánh dấu ngày đầu tiên các tỉnh, thành phố mới chính thức hoạt động sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính. Từ 63 địa phương, Việt Nam nay còn 34 tỉnh, thành phố. Việc hợp nhất một số đơn vị đã kéo theo thay đổi về diện tích, dân số và thứ hạng địa lý giữa các địa phương.

Cụ thể, 5 tỉnh có diện tích lớn nhất sau ngày 1/7/2025 lượt là: Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk, Nghệ An và Quảng Ngãi.

Lâm Đồng, sau khi sáp nhập với Đắk Nông và Bình Thuận, đã vươn lên dẫn đầu với tổng diện tích 24.233 km². Đây cũng là địa phương hiếm hoi hợp nhất từ ba tỉnh thuộc hai vùng kinh tế khác nhau – Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. 

Đứng sau là tỉnh Gia Lai mới (gộp thêm Bình Định), với diện tích hơn 21.576 km². Tỉnh Đắk Lắk (sáp nhập cùng Phú Yên) xếp thứ ba với trên 18.000 km², giữ trụ sở tại TP. Buôn Ma Thuột.

Nghệ An vẫn nằm trong nhóm đầu dù không thay đổi địa giới, với diện tích 16.487 km². Quảng Ngãi – sau khi hợp nhất với Kon Tum – đạt diện tích trên 14.800 km². 


Lâm Đồng là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước. Ảnh: Báo Chính Phủ

Sau ngày 1.7.2025, 5 địa phương có diện tích nhỏ nhất cả nước gồm: Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Ninh Bình và Hà Nội. Trong đó, Hải Phòng đứng cuối bảng với diện tích 3.195 km², dù đã sáp nhập với Hải Dương. Trước hợp nhất, mỗi địa phương chỉ hơn 1.500 km².

Hưng Yên sau khi nhập với Thái Bình có tổng diện tích 2.515 km², vẫn là tỉnh nhỏ nhất cả nước. Tuy nhiên, đây lại là địa phương có mật độ dân số rất cao, vượt 1.400 người/km². Trong khi đó, Hà Nội sau điều chỉnh địa giới hiện có diện tích 3.359,84 km², tiếp tục thuộc nhóm các tỉnh thành nhỏ về quy mô.

Bắc Ninh mở rộng lên 4.718,6 km² sau khi sáp nhập với Bắc Giang. Còn Ninh Bình hình thành từ ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình, có diện tích khoảng 3.942,5 km². Đáng chú ý, Đà Nẵng từ nhóm nhỏ nhất đã vươn lên dẫn đầu các thành phố trực thuộc Trung ương về diện tích, đạt hơn 11.859 km² sau sáp nhập với Quảng Nam.


Hải Phòng nổi tiếng với nhiều điểm du lịch tuyệt đẹp và các món ăn hấp dẫn - Ảnh: Internet 

 

Những thay đổi về diện tích sau sáp nhập không chỉ làm xáo trộn thứ hạng các địa phương, mà còn đặt ra nhiều kỳ vọng mới trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội ở giai đoạn tiếp theo.