Đời sống

Dân tộc Khiết Đan của Trung Quốc lừng lẫy một thời nay biến mất hoàn toàn, nguyên dân do đâu?

Dân tộc Khiết Đan của Trung Quốc lừng lẫy một thời nay biến mất hoàn toàn, nguyên dân do đâu?

Sự biến mất của dân tộc Khiết Đan ở Trung Quốc chắc hẳn sẽ khiến cho nhiều người không khỏi tò mò. 

Khiết Đan là một dân tộc du mục từng tồn tại ở Trung Á và Bắc Á, phát triển thành tổ chức quốc gia Liêu quốc, tồn tại và kiểm soát phía bắc Trung Quốc trong giai đoạn 907-1125. Trên phim ảnh Trung Quốc cũng nhiều lần nhắc đến dân tộc này, tuy nhiên ngày nay trong 56 dân tộc của Trung Quốc đã không còn tồn tại dân tộc Khiết Đan. Vậy dân tộc này đã biến mất từ khi nào và vì sao?

Bản đồ vị trí giữa Liêu, Tống và Tây Hạ

Trước tiên phải nói đến nét đặc trưng của Trung Quốc thời xưa, đó là sự phân chia lãnh thổ, xung đột giữa các tộc người dẫn đến chuyện thay ngôi đổi chủ thường xuyên xảy ra. Trong giai đoạn 300 năm trước khi triều Nguyên được lập ra (năm 1271), lịch sử ghi nhận 6 triều đại lần lượt ra đời, đó là Liêu, Bắc Tống, Tây Hạ, Kim, Nam Tống, Nguyên. Quy luật chung đó là khi triều đại nào thống trị thì đồng nghĩa với việc triều đại sụp đổ sẽ bị "xóa sổ". 

Ảnh minh họa người Nữ Chân

Dân tộc Khiết Đan cũng không tránh khỏi quy luật chung đó. Khi tộc Nữ Chân đánh thắng triều đại Liêu và lập ra triều Kim, lịch sử ghi nhận sự kiện đẫm máu khi triều Kim liên tục trong vòng 1 tháng đã chém giết hết những người Khiết Đan. Sở dĩ chữ viết của tộc người Khiết Đan không bị xóa sổ ngay là vì tộc Nữ Chân không có văn tự riêng nên đã dùng chữ Hán và chứ Khiết Đan. Đến khi văn tự Nữ Chân ra đời thì văn tự Khiết Đan cũng bị thất truyền dẫn đến sự biến mất của văn hóa dân tộc này. 

Một số mô tả về người Khiết Đan 

3 nguyên do được các nhà sử học đưa ra về sự biến mất của tộc người Khiết Đan là: Sự đồng hóa với các dân tộc khác; Bị "Iran hóa" lúc chạy nạn đến vùng Kerman, Iran sau khi nhà Đại Liêu sụp đổ; Một bộ phận người Khiết Đan "thề không ăn gạo nhà Kim" đã đi theo quân Mông Cổ chinh phạt, chết trận vô số, những người còn sót lại cũng bị phân tán và đồng hóa.

Các nhà sử học sau khi truy vết đã cho rằng tộc người Tahua (Đạt Oát Nhĩ) sinh sống ở vùng giáp giới núi Đại Hưng An, Nộn Giang và thảo nguyên Hô Luân Bối Nhĩ - nơi một cánh quân Khiết Đan do Tát Cát Nhĩ Du làm thủ lĩnh từng đắp sửa thành lũy - chính là hậu duệ của người Khiết Đan. Những chứng cứ gián tiếp như cả hai tộc người đều có chung lối sống, tập tục, tôn giáo, ngôn ngữ, lịch sử càng củng cổ thêm cho giả thuyết trên. Để chắc chắn hơn, các chuyên gia còn xét nghiệm DNA và nhanh chóng có được kết quả: Người Tahua có quan hệ di truyền gần nhất với người Khiết Đan.