Đời sống

Nội dung 'hài hước' bên trong bức thư 976 chữ vua Càn Long gửi quốc vương Anh từ hơn 400 năm trước

Nội dung 'hài hước' bên trong bức thư 976 chữ vua Càn Long gửi quốc vương Anh từ hơn 400 năm trước

Thái độ bề trên cùng tư tưởng 'ếch ngồi đáy giếng' của Càn Long khiến cho quốc vương Anh sau khi đọc thư chỉ biết 'dở khóc dở cười'.

Càn Long được xem là một trong những vị hoàng đế nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Vào thời kì ông cai trị, nhà Thanh hưng thịnh, phát triển về mọi mặt. Đó cũng là lý do mà nhiều nước muốn giao thương với Trung Quốc lúc bấy giờ, Anh quốc là một trong số đó.

Năm 1792, bá tước người Anh tên là George Macartney đã được cử đi sứ sang Trung Quốc, vừa để mừng sinh nhật Càn Long, vừa bàn bạc chuyện hợp tác làm ăn. Trong đoàn người đi sứ của Anh quốc khi đó ngoài bá tước George còn có nhiều nhà thiên văn học, toán học, nghệ sĩ, bác sĩ và không thể thiếu cống phẩm trị giá 13.124 bảng Anh đặt trong 600 cái rương lớn. Đến năm 1793, đoàn đi sứ của nước anh do George dẫn đầu mới tới Bắc Kinh và được vua Càn Long sắp xếp nghỉ ngơi tại khu nghỉ dưỡng núi Thừa Đức.

Tranh vẽ miêu tả cảnh sứ đoàn Anh quốc tham kiến Càn Long

Dù đoàn sứ Anh quốc mang đến nhiều vật lạ trên đời với mong muốn được hợp tác với Trung Quốc nhưng trong mắt Càn Long lại không đề cao, thậm chí là coi thường chúng. Do đó ông đã từ chối những lễ vật của nước Anh và thể hiện thái độ bề trên bằng việc tặng lại cho nước Anh 1 số sản phẩm đặc sắc của phương Đông như: tơ lụa, đồ gốm,…

Đáng chú ý, đi kèm với số lễ vật đó là một bức thư 976 chữ do chính Càn Long ngự bút. Nội dung của nó như sau:

Bức thư của vua Càn Long gửi quốc vương nước Anh ngày nay vẫn đang được lưu giữ tại Nhà Bảo tàng nước Anh

"Ta đã xem thư của ngài, vương quốc của ngài đối với ta rất có thành ý. Ta rất vui mừng vì điều đó và cũng đã ban thưởng cho đoàn sứ giả ngài phái đến. Vậy nhưng, việc ngài tận dụng chuyến đi này để bày tỏ mục đích muốn hợp tác thương mại với đất nước ta là không phù hợp với thể chế của Đại Thanh.

Đại Thanh ta lãnh thổ bao la bát ngát, tài nguyên dồi dào, không cần thiết phải hợp tác với đất nước của ngài. Nếu ngài ngưỡng mộ thiên triều ta, ngài có thể quan sát học tập. Hệ thống kỷ cương, phép tắc của Đại Thanh ta hoàn toàn không giống với nước ngài. Tư tưởng tiến tiến của thiên triều ta, đất nước ngài cũng sẽ không cách nào học theo được. Và cho dù các ngài có học được cũng sẽ không biết dùng như thế nào. Như vậy, có học cũng vô dụng!".

Anh thời điểm đó đã là quốc gia cực kì phát triển, "lãnh chúa" của châu Âu - Ảnh minh họa

Với những ai am hiểu về lịch sử thế giới cận đại, chắc hẳn ai cũng sẽ bật cười vì tư tưởng "ếc ngồi đáy giếng" thể hiện rõ trong bức thư Càn Long viết. Bởi, thời điểm George Macartney đi sứ sang Trung Quốc để tìm kiếm sự hợp tác thì nước Anh đã là 1 cường quốc chủ nghĩa tư bản có sức mạnh khủng khiếp về mọ mặt từ kinh tế, chính trị, khoa học... đến văn hóa. Nói cách khác, Anh chính là "lãnh chúa" của khu vực Châu Âu. Việc Trung Quốc từ chối giao thương với Anh chính là một trong những nguyên nhân khiến nước này phát động cuộc chiến tranh nha phiến, dùng vũ lực để có thể xâm nhập được vào thị trường thương mại của Trung Hoa.