Đời sống

Chùa Một Cột hóa ra còn có tên gọi khác, dân gốc 3 đời sống ở Hà Nội cũng chưa chắc từng nghe qua

Chùa Một Cột hóa ra còn có tên gọi khác, dân gốc 3 đời sống ở Hà Nội cũng chưa chắc từng nghe qua

Tên gọi ban đầu của chùa Một Cột hóa ra lại cực kì 'kêu', nghe thôi cũng đủ hình dung được diện mạo của ngôi chùa này. 

Chùa Một Cột có lẽ không phải là địa danh xa lạ đối với người dân Việt Nam. Đây là biểu tượng văn hoá và điểm đến tâm linh ở Thủ đô Hà Nội, đồng thời cũng là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất tại Châu Á. Chùa nằm trong quần thể kiến trúc Chùa Diên Hựu - công trình Phật giáo được xây vào mùa đông năm 1049 thời vua Lý Thái Tông và hoàn thiện vào năm 1105 thời vua Lý Nhân Tông. 

Hình ảnh chùa Một Cột được chụp vào năm 1898. Ảnh: Firmin André Salles

Chùa Một Cột mang vẻ đẹp cổ kính, chứa đựng giá trị to lớn về mặt lịch sử và tôn giáo. Không chỉ được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, nó còn từng được in trên mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt Nam. Ngôi có kiến trúc độc đáo với một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất. Tuy nhiên, chùa Một Cột ở Hà Nội hiện nay là một phiên bản được chỉnh sửa nhiều lần qua các thời kỳ vì trước đó nó bị Pháp phá huỷ khi rút khỏi Hà Nội ngày 11/9/1954. Đến năm 1955, chùa được kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng dựng lại theo kiến trúc để lại từ thời Nguyễn. 

Chùa Một Cột ngày nay đẹp như tranh vẽ, kiến trúc tựa như bông sen giữa hồ

Có một sự thật thú vị về chùa Một Cột mà nhiều người dân gốc 3 đời sống ở Hà Nội cũng chưa chắc biết đó là ngôi chùa này còn có một cái tên khác rất "kêu". Đây cũng là tên gọi ban đầu của Chùa Một Cột, chỉ cần nghe qua thôi cũng đủ hình dung ra diện mạo của ngôi chùa, đó là Liên Hòa Đài. Cái tên Liên Hoa Đài có nghĩa là Đài Hoa Sen, ví ngôi chùa giống như một bông sen nhô lên mặt nước. 

Du khách khắp nơi đến thăm thú chùa Một Cột

Ngày nay, ngoài chùa Một Cột ở Hà Nội thì còn 2 phiên bản chùa Một Cột khác, một ở Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, một ở thủ đô Moskva của Nga. Chùa Một Cột ở "xứ sở bạch dương" được xây lắp tại Tổ hợp Trung tâm Văn hóa - Thương mại và Khách sạn "Hà Nội - Matxcova".