Đời sống

Vợ xấu 'ma chê quỷ hờn' nhưng Hoàng đế Tây Tấn vẫn 'sợ vợ' một phép, kết cục người thân bị giết sạch

Vợ xấu 'ma chê quỷ hờn' nhưng Hoàng đế Tây Tấn vẫn 'sợ vợ' một phép, kết cục người thân bị giết sạch

Tấn Huệ Đế (259 – 307) tên thật là Tư Mã Trung, là con thứ hai của Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm với Hoàng hậu Dương Diễm. Anh trai qua đời nên Tư Mã Trung trở thành con lớn nhất của Tấn Vũ Đế, sau kế vị trở thành vua thứ hai của nhà Tây Tấn trong lịch sử Trung Quốc.

Tấn Huệ Đế bẩm sinh không thông minh - Ảnh minh họa

Xuất thân cao quý, được nuôi dạy trong điều kiện tốt nhất từ nhỏ nhưng Tư Mã Trung lại không phải một người thông minh nếu không muốn nói là trí tuệ kém cỏi. Khi còn làm Thái tử, ông được gả cho Giả Nam Phong - một người phụ vừa có ngoại hình xấu "ma chê quỷ hờn" lại vừa có tâm địa ích kỉ, tàn độc. Cha của Giả Nam Phong là Giả Sung – đại thần có công giúp cha con Tư Mã Chiêu – Tư Mã Viêm lật đổ nhà Tào Ngụy, lập nên nhà Tây Tấn. 

Chính vì không có tài trị quốc, lại gặp người vợ "xấu toàn diện" như Giả thị mà trong thời gian cai trị của mình, Tấn Vũ Đế đã để xảy ra loạn bát vương, hậu quả là nhà Tây Tấn suy yếu rồi bị diệt vong. Hậu thế sau này nhắc đến Tấn Huệ Đế là nhắc đến một ông vua... sợ vợ hơn sợ cọp. Tương truyền, vì không có con trai nên Giả Hoàng hậu luôn dùng trăm phương nghìn kế hãm hại những phi tần có thai. Khi còn là Thái tử phi, một cung nữ trong cung có thai với thái tử bị Giả phi phát hiện. Người phụ nữ này ngang nhiên lấy ngọn kích nhỏ cầm tay phóng đến làm người cung nữ bị thương và sẩy thai. Đáng nói, dù ngăn cấm Tấn Huệ Đế có quan hệ với phi tần, cung nữ nhưng Giả Nam Phong lại là người thường xuyên đưa đàn ông bên ngoài vào cung để hành lạc.

Giả Nam Phong xấu xí nhưng độc ác, hoang dâm vô độ - Ảnh minh họa

Không chỉ trấn áp hậu cung, Giả Hoàng hậu còn đoạt quyền hành của chồng. Bà thao túng cả triều đình, ra sức cấu kết với các đại thần thân cận giết hại trung thần. Thậm chí người phụ nữ tàn độc này còn ủ mưu vu oan thái tử phản nghịch, Dương Thái hậu đồng phạm, kết cục thái tử bị truất ngôi rồi hại chết, Dương Thái hậu bị bỏ đói đến chết ở thành Kim Dung. Họ hàng của Tấn Huệ Đế hầu hết cũng không có kết cục tốt đẹp dưới tay Giả Hoàng hậu. 

Triệu vương Tư Mã Luân là ông chú của Huệ Đế thấy Giả hậu giết thái tử đã có cớ để khởi binh. Tháng 4 năm 300, ông cùng Tề vương Tư Mã Quýnh - cháu gọi Vũ Đế bằng bác - mang quân vào cung bắt sống Giả hậu và giết các phe cánh của bà. Giả hậu bị phế làm thứ nhân, giam ở thành Kim Dung. Đến Ngày 9 tháng 4 năm đó thì bị ép tự sát bằng rượu độc, hưởng thọ 44 tuổi.

 

Triều đại phong kiến Trung Quốc khó bị tạo phản nhất, nguyên nhân xuất phát từ con đường lên ngôi của hoàng đế khai quốc

Không bị lật đổ bởi 'thù trong' nhưng triều đại này lại 'thảm bại' trước giặc ngoài vì chính sách sai lầm của người cai trị.