Đời sống

Phụ nữ Á Đông thời xưa không có dầu gội thì gội đầu bằng cách nào để tóc luôn đen mượt, óng ả?

Phụ nữ Á Đông thời xưa không có dầu gội thì gội đầu bằng cách nào để tóc luôn đen mượt, óng ả?

Theo các tư liệu lịch sử, phụ nữ Á Đông thời xưa được miêu tả là có mái tóc đen dài, óng ả vô cùng dịu dàng và nữ tính. Trong thời kì chưa có xà phòng, làm thế nào để người phụ nữ khi đó có thể làm sạch và nuôi dưỡng mái tóc của mình được mềm mượt và thơm tho?

Phụ nữ thời xưa có mái tóc dày và dài

Trong "Thuyết văn giải tự" - tự điển chữ Hán xuất hiện đầu thế kỷ II trong thời nhà Hán - đã đề cập đến việc giữ gìn vệ sinh cơ thể là một lễ nghi cơ bản trong lối sống hàng ngày. Nó bao gồm gội đầu, tắm rửa thân thể, ngâm chân và rửa tay. Tầm quan trọng của việc vệ sinh cơ thể còn thể hiện ở việc thời nhà Hán (202 TCN - 220) tổ chức cả lễ tắm gội hằng năm với đãi ngộ cho người đi làm là được nghỉ 5 ngày, tắm rửa thay áo mới và đoàn viên bên gia đình. 

Bồ kết

Để xử lý chuyện tóc tai bị bết, có mùi, gàu, người xưa tìm được rất nhiều nguyên liệu tốt, thậm chí còn được sử dụng đến ngày nay, đó là bồ kết. Loại nước được nấu từ bồ kết khô có tác dụng loại bỏ dầu trên da đầu, nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong, đem lại mái tóc đen, mềm mượt và thoang thoảng mùi thơm dễ chịu như thảo mộc tự nhiên. Bồ kết phơi khô còn rất dễ bảo quản nên càng được ứng dụng rộng rãi. 

Đậu khô

Ngoài bồ kết, phụ nữ Á Đông còn dùng cả tro thực vật, đặc biệt là tro rơm rạ, trộn vào nước gội rồi rửa lại với nước sạch. Lá dâm bụt tươi, nước vo gạo,... cũng là những nguyên liệu tự nhiên thường được sử dụng. Đáng chú ý, trước thời nhà Tống, đậu tắm được sử dụng phổ biến. Nó là hỗn hợp làm từ bột đậu nành và một số dược liệu được nén thành khối, dùng trong cả gội đầu, tắm, giặt quần áo lẫn rửa chân tay. Phiên bản nâng cấp của đậu khô là "di tử". Nó gần giống với xà phòng hiện đại, làm tử mỡ lá lách lợn, đường, hương liệu… xay nhuyễn rồi đun nóng để tạo thành hình theo ý muốn.

 

Vì sao bạc không phản ứng với thạch tín nhưng vẫn được dùng để kiểm tra đồ ăn của hoàng đế?

Dù không có phản ứng với thạch tín - loại chất độc phổ biến thời xưa - nhưng bạc vẫn được dùng để thử đồ ăn của hoàng đế. Vì sao?