Đời sống

Rùng mình trước âm mưu độc ác của Từ Hi Thái hậu với 100 đứa trẻ trước khi qua đời

Rùng mình trước âm mưu độc ác của Từ Hi Thái hậu với 100 đứa trẻ trước khi qua đời

Nắm thực quyền của triều đại nhà Thanh trong suốt hơn 40 năm, Từ Hi Thái hậu có lối sống xa hoa hơn cả vua. Bên cạnh đó, sự độc ác và nhẫn tâm của vị Thái hậu này cũng được lưu truyền cho đến tận ngày nay. 

Từ Hi Thái hậu sống xa hoa vô độ, bất chấp sự đối khổ, lầm than của dân chúng

Có quyền lực trong tay, bà tận hưởng cuộc sống xa xỉ. Nhiều sử liệu có ghi chép rằng Thái hậu dùng rất nhiều tiền trong ngân khố để tiêu xài cho cá nhân như may hàng trăm bộ trang phục nhung lụa, mua trang sức, phụ kiện quý giá, tổ chức nhiều bữa tiệc linh đình... Không những vậy, bữa ăn hằng ngày của bà cũng phải có 120 món khác nhau dù chỉ đụng đũa 1 vài món, ngửi 400 quả táo mỗi ngày mà không ăn. Sự lãng phí đó cũng không đáng sợ bằng thói mê tín của bà. 

Được biết, Từ Hi Thái hậu là người luôn tin rằng có sự tồn tại của ma quỷ và cõi âm. Trước khi bà qua đời, các đạo sĩ từng rỉ tai Thái hậu rằng khi bà mất phải có 100 đứa trẻ trong độ tuổi lên 10 tuẫn táng theo thì mới có thể qua được thế giới bên kia một cách suôn sẻ, bình an vì chúng sở hữu linh hồn thuần khiết khiến ma quỷ sợ hãi tránh xa.

Bà nhẫn tâm đem 100 đứa trẻ khỏe mạnh bình thường tuẫn táng theo mình để bảo vệ bà ở cõi âm

Không chần chừ, Từ Hi Thái hậu liền sai người đi khắp nơi tìm đủ 100 đứa trẻ khoảng 10 tuổi vào cung. Thái hậu lừa rằng bà muốn bầu bạn, vui chơi và cho chúng hưởng phúc cùng mình. Bố mẹ của những đứa trẻ này ai nghe xong cũng vui vẻ đồng ý, họ không ngờ rằng con của mình sẽ phải chịu kết cục bi thảm khi bị chôn sống trong lăng mộ của Từ Hi Thái hậu.

Tàn nhẫn hơn nữa chính là việc các pháp sư, đạo sĩ vâng lệnh Từ Hi Thái hậu dán rất nhiều bùa chú trong lăng mộ để trấn yểm linh hồn của 100 đứa trẻ, khiến chúng không thể đầu thai, đời đời kiếp kiếp bảo vệ cho bà ở trong thế giới âm ty.

 

Hộp sọ 4.500 tuổi của một người phụ nữ minh chứng cho nền y học đỉnh cao thời cổ đại

Thông qua dấu vết 2 lần phẫu thuật trên đầu của thi hài người phụ nữ, các nhà khảo cổ đã được mở rộng tầm nhìn về trình độ y học thời cổ đại.