Đời sống

Cung điện Trung Quốc xa hoa chưa từng thấy, từng có 72 cây cột gỗ quý giá trị gần 6.000 tỷ đồng/cây

Cung điện Trung Quốc xa hoa chưa từng thấy, từng có 72 cây cột gỗ quý giá trị gần 6.000 tỷ đồng/cây

Điện Thái Hòa - cung điện lớn nhất Tử Cấm Thành - được xem là nơi xa hoa bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nó còn có tên gọi khác là điện Kim Loan, nằm trên trục trung tâm nối với Thái Hòa Môn ở phía trước. Thời nhà Minh điện Thái Hòa được gọi là điện Phụng Thiên, các triều đại nhà Minh và nhà Thanh dùng nơi đây để tổ chức lễ đăng quang và lễ cưới Hoàng tộc. Phải đến thời Thuận Trị nhà Thanh thì nơi này mới đổi thành điện Thái Hòa. 

Điện Thái Hòa

Cung điện này được xem là nơi biểu trưng cho sức mạnh của Hoàng đế Trung Hoa nên dĩ nhiên cũng được xây dựng theo lối xa hoa và sang trọng nhất. Theo đó, cả chiều dài và chiều rộng của điện Thái Hòa đều liên quan tới các con số 9 và 5 - những con số thể hiện uy quyền của bậc đế vương. Với diện tích hơn 2.300 m2, toàn bộ cung điện vô cùng tráng lệ khi nhìn từ trên xuống. Đáng nói, phần mặt tiền của nó được chống đỡ bởi 72 cái cột làm từ gỗ quý hiếm, hầu như chỉ dành cho vua chúa, hoàng tộc. 

Gỗ trong điện Thái Hòa từng là gỗ trinh nam tơ vàng

Cụ thể, khi xây dựng điện Thái Hòa, người ta đã dùng 72 cây gỗ trinh nam tơ vàng, mỗi cây có đường kính lên tới hơn 1m, cao hơn 12m. Cho những ai không biết thì gỗ trinh nam tơ vàng là loại gỗ cực kì quý hiếm, chỉ sinh trưởng ở những vùng rừng thiêng nước độc thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng Châu và Quý Châu. Để kiếm đủ số gỗ xây cung điện cho vua thời đó, có vô số dân thường và quan lại địa phương đã phải dấn thân vào những vùng toàn loài rắn rết, hổ báo sinh sống, mạo hiểm tính mạng để đốn từng cây gỗ mang về. Ngày nay, giá của một cây gỗ trinh nam tơ vàng lên tới 2,7 tỉ NDT, tương đương khoảng 5.917 tỉ đồng.

Quý giá là thế nhưng trải qua biết bao biến cố lịch sử với vài lần hỏa hoạn, điện Thái Hòa giờ đây đã không còn 72 cây cột trinh nam tơ vàng chống đỡ nữa. Tuy nhiên, sử sách vẫn lưu giữ thông tin về chúng như một minh chứng cho sự xa hoa của hoàng tộc Trung Quốc xưa. Được biết đến thời nhà Thanh, người ta dùng gỗ tùng khai thác ở 3 tỉnh vùng Đông Bắc của Trung Quốc để xây dựng, trung tu cung điện.

 

Bài thơ 4 câu Hòa Thân viết trước lúc treo cổ ẩn chứa lời sấm truyền rùng rợn, ứng nghiệm vào Từ Hy Thái hậu?

Giả thuyết Từ Hy Thái hậu là do Hòa Thân trùng sinh gây kinh ngạc, mọi nghi vấn xuất phát từ bài thơ mà 'đệ nhất tham quan' này viết trước khi tự treo cổ tại phủ của mình.