Tài chính

Milton Friedman và 12 sự thật trần trụi trong kinh tế

Milton Friedman và 12 sự thật trần trụi trong kinh tế

 

 

  • Xuất hiện đối thủ 'sừng sỏ' lăm le soán ngôi Toyota và Thaco tại thị trường Việt Nam
  • MPV Toyota chỉ hơn 200 triệu đồng vừa trình làng: Ngon-bổ-rẻ ăn đứt Kia Morning
  • Honda City thế hệ mới chốt lịch ra mắt: Toyota Vios, Kia Morning lo 'sốt vó'

Nhà kinh tế học vĩ đại 

Milton Friedman là nhà kinh tế học nổi tiếng bậc nhất nửa sau thế kỉ 20. Ông được xem là một trong những nhà phê bình hàng đầu về hệ thống kinh tế học của John Maynard Keynes. Ông cũng là người tạo ra mô hình kinh tế hỗn hợp mà nhiều quốc gia phát triển xem là tiêu chuẩn trong suốt và sau Thế chiến thứ 2. 

Milton Friedman  sinh năm 1921 tại Brooklyn, trong một gia đình Do Thái trung lưu. Ngay từ khi còn nhỏ, Friedman đã là một đứa trẻ có thành tích học tập nổi bật. Sau khi tốt nghiệp trung học năm 16 tuổi, Friedman theo học Đại học Rutgers chuyên ngành toán học và kinh tế. Sau đó ông tiếp tục con đường học vấn tại Đại học Chicago với tấm bằng MA kinh tế và nghỉ hưu năm 1977, sau hơn 30 năm giảng dạy và một năm sau khi nhận giải thưởng Nobel nhờ những đóng góp vào ngành khoa học kinh tế. Dù không còn tiếp tục công việc giảng dạy nhưng Friedman vẫn viết và phát biểu công khai trên báo chí, truyền hình. Ông qua đời vào năm 2006.

12 sự thật trần trụi trong kinh tế

1. “Hầu hết các lập luận chống lại thị trường tự do đều xuất phát từ việc thiếu niềm tin vào chính sự tự do” – Trích cuốn “Capitalism and Fredom” (2002). 

2. “Tôi ủng hộ hợp pháp hóa ma túy. Theo hệ giá trị của tôi, nếu mọi người muốn tự sát, họ có quyền làm như vậy. Hầu hết các mối đe dọa từ ma túy đều bắt nguồn từ việc chúng bất hợp pháp” – Trích cuốn “‪If Ignorance Is Bliss, Why Aren't There More Happy People?” (2009). 

3. “Với một số ngoại lệ đáng chú ý, một số chủ doanh nghiệp ủng hộ tự do doanh nghiệp trong tổng quát nhưng lại phản đối khi họ trở thành một phần của sự tự do đó” - Trích giáo trình "The Suicidal Impulse of the Business Community" (1983). 

4. “Đó là vấn đề đạo đức khi chính phủ luận tội một ai đó, người có thể đã làm những điều mà bạn và tôi không tán thành, nhưng cũng có thể họ chẳng làm gì hại đến ai” – Trích trong phỏng vấn Friedman tại diễn đàn vè ma túy của Mỹ. 

5. “Một trong những sai lầm nghiêm trọng là đánh giá các chính sách theo mục đích chứ không phải là kết quả” – Trích phỏng vấn với Richard Heffner trên “The Open Mind” ( ngày 7 tháng 12 năm 1975). 

6. "Bạn phải phân biệt rõ ràng giữa việc ủng hộ tự do doanh nghiệp và ủng hộ (một số) công ty" – Trích cuốn “Big Business, Big Government” (1978). 

7. "Xã hội đặt sự bình đẳng trước tự do sẽ không có được cả hai điều đó. Xã hội đặt tự do trước sự bình đẳng sẽ kết thúc bằng tiêu chuẩn tuyệt vời cho cả hai." - Từ "Created Equal” – 1 đoạn trong series truyền hình của PBS “Free to Choose” (1980).

8. "Chính phủ không bao giờ học hỏi, chỉ có mỗi cá nhân mới làm được việc đó." - Trích trong “The Cynic's Lexicon: A Dictionary Of Amoral Advice‎” (1984). 

9. "Chúng ta phải thừa nhận rằng việc từ bỏ ảo vọng về Utiopia là điều không thể. Tôi muốn thấy ít sự dính líu của chính phủ hơn so với hiện tại, nhưng tôi không tin vào tình huống mà chúng ta không cần tới chính phủ" - Trích trong The Times Herald , Norristown, Pennsylvania (ngày 1 tháng 12 năm 1978) 

10. "Ưu điểm tuyệt vời của hệ thống thị trường tự do là không phân biệt sắc tộc, màu da, họ chỉ quan tâm rằng bạn có muốn mua sản phẩm của mình hay không. Đây là hệ thống hiệu quả nhất mà chúng ta đã khám phá ra, cho phép những người ghét nhau thỏa thuận và giúp đỡ lẫn nhau. " – Trích trang 19, cuốn "Why Government Is the Problem" ( ngày 1 tháng 2 năm 1993). 

11. "Việc cấm ma túy cũng gần tương tự như việc cấm người ăn quá nhiều. Chúng ta đều biết rằng ăn quá nhiều gây ra nhiều cái chết hơn ma túy." - Trích phỏng vấn trong diễn đàn về thuốc của Mỹ (1991) 

12. "Ban có 4 cách để tiêu tiền. Đầu tiên là tự tiêu tiền của mình. Khi làm điều đó, bạn thực sự cẩn trọng và cố gắng tận dụng tối đa số tiền của mình. Cách thứ 2 là tiêu tiền của mình cho người khác. Ví dụ như mua quà sinh nhật cho ai đó. Ta sẽ không quá quan tâm về chất lượng món quà, nhưng ta sẽ cân nhắc về mức chi phí. Thứ ba là tiêu tiền của người khác cho bản thân mình. Nếu vậy chắc chắn ta sẽ có một bữa trưa ngon miệng! Cuối cùng, là tiêu tiền của người khác cho người khác. Nếu ta tiêu tiền của người khác cho người khác, ta sẽ không quan tâm đến số tiền đó là bao nhiêu và cũng sẽ không quan tâm đến những gì nhận được. Cách thứ 4 là những gì chính phủ đang làm. Và số tiền đó   gần như chiếm tới 40% thu nhập quốc dân. "- Trích phỏng vấn với Fox News (tháng 5 năm 2004).

 

Vừa ‘lên kệ’ đại lý, Honda Vision khiến người dùng thất vọng vì lý do tương tự Winner X

(Techz.vn) Honda Vision 2019 phiên bản màu mới đã cập bến các đại lý từ đầu tháng 10. Tuy nhiên mẫu xe mới nhà Honda lại khiến người dùng thất vọng vì giá bán thực tế chênh hơn giá đề xuất không hề nhỏ.