Nhịp sống số

Phong trào đào vàng từ rác thải điện tử: ‘đào’ 10 triệu chiếc điện thoại bỏ đi có 120 kg vàng

Phong trào đào vàng từ rác thải điện tử: ‘đào’ 10 triệu chiếc điện thoại bỏ đi có 120 kg vàng

Nhu cầu người dùng sử dụng thiết bị công nghệ ngày càng cao thì song song với đó là lượng rác thải điện tử tạo ra tương ứng. Theo báo cáo Giám sát chất thải điện tử toàn cầu năm 2019 của Liên hợp quốc cho thấy có 54 triệu tấn rác thải điện tử được tạo ra khắp thế giới. Khối đồ điện tử hư hỏng đó chứa lượng vàng, bạch kim và các kim loại quý giá ít nhất 10 tỷ USD. Đây là một con số không hề nhỏ.

Thậm chí tờ Nikkei còn cho biết lượng rác thải điện tử của Nhật Bản còn chứa nhiều vàng hơn các các mỏ khoáng sản ở Nam Phi. Để tái sử dụng lượng vàng từ rác thải điện tử, các doanh nghiệp của Nhật Bản đang tìm cách khai thác sản xuất huy chương Thế vận hội Tokyo và phục vụ mục đích thương mại. Riêng dự án sản xuất huy chương bằng rác thải điện tử đã giúp Nhật Bản tinh chế khoảng 78.985 tấn đồ gia dụng nhỏ và 6,21 triệu điện thoại di động cũ. Với số lượng điện thoại cũ trên, các đơn vị tinh chế được hàng chục kg vàng nguyên chất, khoảng 3.500 kg bạc và 2.200 kg đồng.

Công nhân tại một xưởng tác chế rác thải điện tử để lấy vàng tại Trung Quốc. 

Tinh chế kim loại quý từ rác thải điện tử đang là một nghề hái ra tiền ở Trung Quốc. Nhiều công ty tư nhân còn tự mua điện thoại di động cũ, hỏng về để tách vàng từ bo mạch. Quy trình tách vàng từ bo mạch cũng khá kỳ công với công đoạn: Điện phân, tinh chế lấy vàng, đồng. Cứ 10 triệu chiếc di động tái chế có thể thu được 120 kg vàng, 84 tấn đồng với giá trị hàng triệu USD.

Hàng năm có khoảng 50% người Trung Quốc đổi điện thoại trong vòng 15 tháng, 20% người dùng lên đời điện thoại trong vòng 1 năm. Mỗi năm có tới 400 triệu thiết bị di động được thải ra thị trường thế nhưng chỉ có 2% trong số đó được tái chế.

Như vậy, lượng rác thải điện tử chưa được tái chế còn rất nhiều. Tuy nhiên việc thu gom rác thải và tái chế ở một số quốc gia vẫn chưa theo quy chuẩn về an toàn lao động, vẫn còn là hoạt động tự phát. Những tạp chất, nguyên liệu không mang lại nhiều giá trị như thuỷ ngân, chì, cadmium vẫn bị thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý.

"Nếu việc thu gom và tái chế được tổ chức tốt hơn, quy mô kinh tế sẽ tăng lên. Đây cũng là cơ hội để tạo ra một nền kinh tế với lượng việc làm mới. Sẽ có một khoản thu nhập khổng lồ cho nhiều người” – Mijke Hertoghs phát biểu tại Liên minh Viễn thông Quốc tế của Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, bà Maria Neira tại WHO lại lưu ý rằng: “Tái chế chất thải điện tử không đúng cách đang là mối nguy ngày một lớn, âm thầm ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân cũng như thế hệ tương lai”

 

Xiaomi xây dựng nhà máy lắp ráp điện thoại tại Hải Phòng

(Techz.vn) Theo báo cáo phân tích cổ phiếu DGW của đội ngũ phân tích BVSC mới đây cho biết Xiaomi đang phối hợp cùng với một đơn vị ở Việt Nam để xây dựng nhà máy lắp ráp tại Hải Phòng.