Doanh nghiệp

HTC - Khó khăn chồng chất khó khăn

HTC - Khó khăn chồng chất khó khăn

Tài chính khủng hoảng 

Những quý tài chính không ủng hộ hãng điện thoại đến từ Đài Loan liên tục được đưa ra. Mới đây HTC công bố doanh thu trong quý thứ II năm 2015. Theo đó, hãng đã lỗ gần 300 triệu USD do doanh số của One M9 trong quý II đã tụt giảm thê thảm so với quý trước. Và giá cổ phiếu của HTC tại thị trường Đài Loan cũng đã giảm xuống mức kỷ lục. 

Hàng tồn kho chất đống 

Hiện số lượng điện thoại của HTC đang chất đống trong nhà kho và trên các kệ hàng.  Tỷ lệ hàng tồn kho thành phẩm của HTC đã vượt lên mức cao kỷ lục, chiếm tới 2,35% tổng tài sản vào quý vừa qua. Trong suốt thời hoàng kim của công ty, con số này chỉ dao động ở mức trên 1%.

 

Hàng tồn kho, đôi khi được sử dụng như dữ liệu để đánh giá tình trạng kinh doanh thực tế bên trong của một công ty, nó được chia thành 3 loại: Nguyên vật liệu thô – những nguyên liệu dùng trong dây chuyền sản xuất; Sản phẩm chưa hoàn thành – vẫn trong quá trình sản xuất; Thành phẩm – những sản phẩm đã hoàn thành và được để trong nhà kho, đang vận chuyển hoặc thậm chí đặt trên các kệ hàng. Việc phân biệt rõ ràng giữa 3 loại này là vô cùng quan trọng.

Một công ty có hàng tấn nguyên vật liệu hay sản phẩm chưa hoàn thành không phải là thảm họa. Rất nhiều nguyên vật liệu có thể được dùng cho nhiều sản phẩm, vì vậy nếu trong trường hợp một chiếc điện thoại di động đối mặt với lượng cầu thấp, những nguyên vật liệu kể trên có thể được chuyển sang sản xuất sản phẩm khác một cách khá dễ dàng.

Tỉ lệ hàng tồn kho của HTC. 

Tuy nhiên, tồn kho nhiều thành phẩm cho thấy tình trạng hết sức đáng lo ngại, nhất là trong ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng. Khi một chiếc điện thoại thông minh được lắp ráp và rời dây chuyền sản xuất, đồng hồ thời gian dường như bắt đầu đếm ngược. Trong ngành kinh doanh công nghệ với tốc độ di chuyển chóng mặt, những thiết bị tiêu dùng sẽ mất đi ánh hào quang nhanh chóng, doanh số bán hàng dần sụt giảm và những mẫu mã mới sẽ ra đời.

 

BlackBerry : Câu chuyện 'cái chết' của một 'ông hoàng'

BlackBerry chưa chết, nhưng những khó khăn chồng chất đang buộc họ "giương cờ trắng", sẵn sàng bán mình cho hãng khác để có thể tiếp tục phát triển và mở rộng nền tảng BlackBerry 10.

 

Siêu phẩm ế ẩm

Kể từ khi bán ra chiếc One M9 vào 21/3, giá cổ phiếu của HTC đã giảm tới 47% khiến giá trị thị trường của công ty giảm gần một nửa so với trước đó.

Cổ phiếu rớt giá từ khi M9 trình làng.

Kể từ khi bán ra chiếc One M9 vào 21/3, giá cổ phiếu của HTC đã giảm tới 47% khiến giá trị thị trường của công ty giảm gần một nửa so với trước đó.

Nếu cần bằng chứng để chứng minh smartphone One M9 là một sản phẩm thất bại của HTC thì giá cổ phiếu của HTC trong thời gian gần đây chính là minh chứng rõ ràng nhất. Kể từ khi chiếc điện thoại này lên kệ vào 21/3, giá cổ phiếu HTC giảm tới 47% khiến giá trị công ty bị giảm đi gần một nửa. Vào ngày 20/3, ngày giao dịch cổ phiếu cuối cùng trước khi One M9 được tung ra, cổ phiếu HTC vẫn đang có giá 4,59 USD/cổ phiếu; còn hiện tại, nó giảm xuống còn 2,44 USD.

 M9 không thành công về doanh số khiến HTC lao đao.

Rõ ràng, One M9 gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các đối thủ như Apple, Samsung. Galaxy S6 và Galaxy S6 Edge đang là những smartphone Android đỉnh bảng; trong khi đó Apple với bộ đôi iPhone 6 và iPhone 6 Plus cũng "bán đắt như tôm tươi" nhờ sử dụng màn hình kích thước lớn. Một chiến lược khác được HTC áp dụng đó là tung ra hàng loạt smartphone khác thuộc dòng One như One M9 Plus, One E9+...

Những xáo trộn về nhân sự đã bắt đầu xuất hiện tại công ty smartphone Đài Loan. Nữ đồng sáng lập công ty Cher Wang được cử lên làm CEO thay cho Peter Chou (cũng là nhà đồng sáng lập HTC). Tuy gặp nhiều khó khăn, Cher Wang vẫn tỏ ra lạc quan về tương lai. HTC cho biết đang thiết kế dòng điện thoại "Hero" mới để ra mắt trong tháng 10/2015. Đây được cho sẽ là "cứu cánh" của HTC sau màn ra mắt thất vọng của One M9. 

 

Cảm nhận những dư vị của cuộc sống với HTC One M9

(Techz.vn) Với công nghệ ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ, smartphone không còn nằm trong khái niệm một chiếc điện thoại di động mà còn đem lại những lợi ích vô cùng thiết thực, bám sát cuộc sống thông minh và năng động của con người hiện đại. HTC One M9 là một trong những sản phẩm như vậy.

 

Nhiều tin đồn bị thâu tóm 

Với tình hình kinh doanh ảm đạm cũng như khó khăn chồng chất, mới đây đã xuất hiện nhiều tin đồn về việc ASUS và nhiều công ty khác có thể đang nhòm ngó nhà sản xuất smartphone đã từng đứng top 3 thế giới này. Ngay lập tức bà Cher Wang – CEO của HTC phản bác những tin đồn này.

Bà Cher Wang – CEO của HTC 

Dù vậy, tin đồn đã đủ khiến giới công nghệ hoài nghi về tương lai của HTC. Hãng công nghệ Đài Loan đang chật vật cạnh tranh với các thương hiệu lớn như Samsung, Apple và các nhà sản xuất mới nổi tại Trung Quốc. Tháng ba vừa qua, Giám đốc điều hành Peter Chou tuyên bố từ chức. Một tuần sau, HTC mất Giám đốc thiết kế Jonah Becker. 

Tạm kết 

Những khó khăn đang liên tục gọi tên HTC, nhưng với bản lĩnh của một hãng công nghệ hàng đầu. Những làn gió mới từ CEO Cher Wang hi vọng những tương lai tốt đẹp sẽ đến với HTC. 

 

HTC từ chối lời đề nghị hấp dẫn từ ASUS

(Techz.vn) ASUS đã gây bất ngờ khi tiết lộ dự định mua lại HTC. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, HTC đã chính thức từ chối lời đề nghị từ nhà sản xuất đồng hương.

 

(Tổng hợp)