Khoa học & Đời sống

Đọc ngay để biết tác hại khủng khiếp của thuỷ ngân trong không khí ở Hà Nội

Đọc ngay để biết tác hại khủng khiếp của thuỷ ngân trong không khí ở Hà Nội

Trong những ngày qua, khá nhiều những tin tức đã được phát đi về việc chất lượng không khí ở Hà Nội đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Các trạm quan trắc theo dõi môi trường tại những điểm quanh Hà Nội liên tục đưa ra các con số đáng báo động về mức độ ô nhiễm không khí.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là việc phát hiện ra chất độc thuỷ ngân ngay trong bầu không khí của thủ đô. Dù chỉ mới được phát hiện tại một điểm duy nhất, thế nhưng tin tức này đã khiến không ít người dân thủ đô cảm thấy giật mình. Điều mà nhiều người quan tâm lúc này là thuỷ ngân có thể gây ra những tác hại gì cho cơ thể?

Thuỷ ngân là gì?

Thuỷ ngân là một kim loại lấp lánh ánh bạc và có đặc điểm là ở thể lỏng, không tan trong nước và có thể bốc hơi tương đối dễ ở nhiệt độ phòng. Khi đặt giọt thủy ngân ở trên mặt bàn, nó có dạng giống hạt ngọc trai và rất dễ tan thành hạt nhỏ li ti và bay hơi. Tuy nhiên, thuỷ ngân có thể biến thành trạng thái rắn nếu ở nhiệt độ dưới -390C.

Đây là kim loại có nhiệt độ đông đặc thấp nhất. Thuỷ ngân luôn ở trạng thái lỏng trong những nhiệt độ thông thường. Chính vì thế mà người ta có thể sử dụng thuỷ ngân trong các nhiệt kế, trong những điều kiện nhiệt độ từ -390C (nhiệt độ thuỷ ngân đông đặc) và 3560C.

Tác hại của thuỷ ngân

Thủy ngân là chất độc có khả năng tích lũy sinh học dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Các dạng hóa học của thủy ngân khác nhau về cả đặc điểm sinh học, dược động học và độc tính. Thủy ngân vô cơ ít độc hơn so với hợp chất thủy ngân hữu cơ.

Trong thời gian ngắn, sau khi con người bị hít phải một lượng lớn hơi thủy ngân sẽ bị ngộ độc. Thoạt đầu, ta có cảm giác thấy mùi kim loại trong miệng, sau đó đau đầu, chóng mặt, lợm giọng, nôn ọe, toàn thân đau mỏi, uể oải, lạnh bụng vị hàn.

Một bác sĩ Nhật Bản chuyên về thần kinh học đang thăm khám cho một nạn nhân bị ngộ độc Thuỷ ngân. 

Hít phải thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính, khiến nạn nhân bị ho, khó thở, đau tức ngực và có cảm giác đau rát ở phổi. Ngoài ra, nó gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Trong một số trường hợp, có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy ngân nhiều.

Khi hít phải hơi thủy ngân, nó sẽ kích thích đường hô hấp dẫn đến ho húng hắng, ho ra đờm, khó thở, da có thể tím tái do thiếu ôxy. Ở khoang miệng còn biểu hiện lợi răng sưng đỏ, niêm mạc bị vỡ và xuất huyết. Số ít còn có hiện tượng mất ngủ, tinh thần hoảng loạn, tình cảm khác thường, không ổn định. Hơi thủy ngân còn có thể thâm nhập vào cơ thể qua da gây viêm da dị ứng nhất là ở mặt, cổ, nách và đùi non (bẹn). Biểu hiện là phát ban đỏ trên diện tích lớn, mẩn ngứa và đau nhẹ.

Thủy ngân là một loại hóa chất rất độc, khi đã vào trong cơ thể người, chúng có thể dễ dàng liên kết với các chất béo trong máu và mô gây độc cho các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh. Nếu phụ nữ mang thai hít phải thủy ngân phát tán trong không khí, chúng có thể xuyên qua cuống nhau để lọt vào tử cung, gây hại cho cả thai nhi.

Như vậy trên cơ thể người, thủy ngân không chỉ có độc tính cao mà còn tồn tại dai dẳng gây tác hại kéo dài. 

Tổng hợp

 

Không phải sương mù, Hà Nội đang trong tình trạng ô nhiễm kỷ lục?

(Techz.vn) Dưới đây là cách để bạn có thể tự tiến hành kiểm tra chất lượng không khí trong thành phố nhằm đảm bảo an toàn về sức khoẻ cho bản thân và gia đình.