Đời sống

Vùng đất khắc nghiệt nhất thế giới, con người chật vật để sinh sống nhưng sở hữu thiên nhiên mê hoặc

Vùng đất khắc nghiệt nhất thế giới, con người chật vật để sinh sống nhưng sở hữu thiên nhiên mê hoặc

Erta Ale là một trong những vùng khô cằn và hội tụ đầy đủ những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất trên Trái Đất. Nó nằm trong vùng lõm Danakil ở Afar phía Đông Bắc Ethiopia. Tại đây nhiệt độ dao động trong khoảng từ 25 – 47 độ C, nơi đây bao gồm khô hạn nhất, thấp nhất, nóng nhất và khắc nghiệt nhất.

Cận cảnh vùng đất khắc nghiệt nhất: Thời tiết và cuộc sống khó khăn nhưng sở hữu vẻ đẹp kỳ lạ đến mê mẩn - Ảnh 5.

Thế nhưng điều khiến Erta Ale trở nên nổi tiếng lại chính là ngọn núi lửa cùng tên nằm tại đó. Ngọn núi đó được gọi là núi ‘hút thuốc’ hay ‘cánh cửa địa ngục’. Erta Ale là ngọn núi lửa hình lá chắn bazan đang hoạt động trên độ cao 612m. Đây là một trong những núi lửa hoạt động liên tục trên thế giới và nó còn thuộc nhóm núi lửa đặc biệt khi là núi lửa có hồ dung nham.

Cận cảnh vùng đất khắc nghiệt nhất: Thời tiết và cuộc sống khó khăn nhưng sở hữu vẻ đẹp kỳ lạ đến mê mẩn - Ảnh 4.

Trên Trái Đất hiện tại có 5 ngọn núi lửa có hồ dung nham bên trong và Erta Ale thường có tới 2 hồ dung nham đang hoạt động.

Diện tích bao phủ vô cùng rộng lớn khoảng 100 nghìn km2, vùng lõm Danakil là vùng có địa hình khô cằn bậc nhất thế giới. Tạp chí National Geographic đã miêu tả nơi đây là nơi khắc nghiệt nhất Trái Đất.

Cận cảnh vùng đất khắc nghiệt nhất: Thời tiết và cuộc sống khó khăn nhưng sở hữu vẻ đẹp kỳ lạ đến mê mẩn - Ảnh 2.

Vùng lõm này thuộc sa mạc Danakil ở Ethiopia - một quốc gia thuộc châu Phi, được xem là nơi nóng nhất thế giới. Nơi đây thấp hơn mực nước biển khoảng 100 mét và chứa rất nhiều đá đỏ, quặng lưu huỳnh và các mỏ muối lớn nhỏ khác.

Cận cảnh vùng đất khắc nghiệt nhất: Thời tiết và cuộc sống khó khăn nhưng sở hữu vẻ đẹp kỳ lạ đến mê mẩn - Ảnh 1.

Người Afar là cư dân sinh sống chính tại đây, họ lấy nghề khai thác muối để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Họ sử dụng phương pháp vô cùng thô sơ và thủ công để làm muối. Sau đó họ cắt và đóng gói chuyên chở muối ra khỏi sa mạc bằng lạc đà.

Hồ dung nham trên miệng núi lửa Erta Ale, ở vùng lõm Danakil, luôn có nhiệt độ vượt quá 1.100 độ C. Hồ dung nham này được phát hiện từ năm 1906 và đến nay nó chưa có dấu hiệu dừng lại. Mỗi khi dung nham trào lên, miệng hồ lại tỏa sáng khiến nhiều người gọi ngọn núi Erta Ale là núi “hút thuốc”.

 

Suzuki XL7 và Mitsubishi Xpander Cross ‘mất ăn mất ngủ’ vì đối thủ mới giá 324 triệu đồng sắp ra mắt

Suzuki XL7 và Mitsubishi Xpander Cross sắp phải đối đầu với một địch thủ rất ‘khó nhằn’ tới từ hãng xe Hyundai của Hàn Quốc.