Tiêu dùng

Vinmart, Vinmart+ được định giá hơn 70.000 tỷ: 'Vượt mặt’ ấn tượng trước Thế giới di động sau 5 năm

Vinmart, Vinmart+ được định giá hơn 70.000 tỷ: 'Vượt mặt’ ấn tượng trước Thế giới di động sau 5 năm

vinmart-1

Trong giao dịch đầu tháng 9 với VCM – công ty sở hữu 100% vốn Vincomerce và là đơn vị vận hành hệ thống 113 siêu thị Vinmart và hơn 1900 cửa hàng Vinmart+, Quỹ đầu tư GIC của Singapore đã rót 500 triệu đô ( khoảng 11.600 tỷ đồng). Nghĩa là, GIC cùng Credit Suisse đã mua 16,26% cổ phần của VCM. Trước giao dịch trên, VinGroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nắm trong tay 64,3 % cổ phần của VCM.

Cụ thể, theo nguồn tin đáng tin cậy, GIC đã thông qua công ty con Ardolis Investment cùng chi nhánh Singapore của Credit Suisse đã mua hơn 104,66 triệu cổ phần phổ thông, tương ứng với 16,26% cổ phần của VCM. Trong đó, Ardolis nắm giữ 9,76% và Credit Suisse nắm giữ 6,5%. Ardolis Investment hiện cũng trực tiếp sở hữu 5,64% cổ phần của Masan Group. Sau giao dịch, vốn điều lệ của VCM không thay đổi, nghĩa là GIC và Credit Suisse đã mua lại cổ phần hiện hữu của VCM.

Nếu toàn bộ 500 triệu USD đã được giải ngân đổi lấy 16,26% cổ phần thì Quỹ đầu tư của Singapore đã định giá VCM ở mức 3,08 tỷ đô ( khoảng 71.300 tỷ đồng) và “vượt mặt” 26% so với vốn hóa thị trường hiện tại của Thế giới Di động là 2,44 tỷ đô ( xấp xỉ 56.700 tỷ đồng). Tuy nhiên vẫn còn thấp hơn một chút so với Vincom Retail được định giá 3,3 tỷ đô ( khoảng 76.300 tỷ đồng). VCM nghiễm nhiên lọt top 15 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 3 tỷ đô trên sàn chứng khoán.

vinmart-2

Như vậy, chỉ sau hơn 5 năm kể từ khi tham gia vào ‘chiến trường’ bán lẻ Việt Nam, Vinmart và Vinmart+ đã trở thành hệ thống bán lẻ có quy mô hàng đầu, trở thành chuỗi siêu thị uy tín và quen thuộc của người tiêu dùng Việt Nam.