Đời sống

Vị vua Chăm Pa từng khiến triều đại hùng mạnh nhất Đại Việt khốn đốn, bại dưới tay 1 tướng nhà Trần

Vị vua Chăm Pa từng khiến triều đại hùng mạnh nhất Đại Việt khốn đốn, bại dưới tay 1 tướng nhà Trần

Po Binasuor hay còn được biết đến với tên Chế Bồng Nga là vị vua nổi tiếng của Chiêm Thành. Trong thời gian cầm quyền, ông đã thực hiện nhiều cải cách sâu sắc nhằm chấn hưng đất nước và biến Chiêm Thành trở thành một thế lực đáng gờm đối với Đại Việt. Ông cũng là 1 nhà lãnh đạo tài giỏi, đã 3 lần ông đánh đến kinh đô Thăng Long và buộc vua tôi nhà Trần phải di tản.

Vào năm 1377, vua Trần Duệ Tông đã tử trận dưới tay của Chế Bồng Nga khi bị “mắc mưu” vị vua này. Trần Duệ Tông cũng là vị vua duy nhất trong lịch sử Việt Nam bỏ mạng trên sa trường.

54ad30287b4aa614ff5b-198
Ảnh minh họa: Chế Bồng Nga.

Sự ra đi của vua Trần Duệ Tông cũng khiến quyền lực nhà Trần dần rơi vào tay cha con Hồ Quý Ly. Thời điểm đó, tình hình Đại Việt ngày một rối ren trong khi Chiêm Thành dưới quyền Chế Bồng Nga ngày càng thêm mạnh. 

Tháng 1/1390, Chế Bồng Nga tiếp tục tiến đánh Đại Việt. Hồ Qúy Ly chống cự nhưng trúng kế của giặc, nhanh chóng thất bại, thiệt hại nặng nề và phải bỏ chạy. Khi đó, Trần Khát Chân (1370-1399, người làng Hà Lãng, phủ Vĩnh Ninh, nay là xã Hà Lương, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) chỉ là 1 vị quan võ cấp thấp, trẻ tuổi. Nhưng nhìn thấy thế cục rối ren, bí bách, thượng hoàng Trần Nghệ Tông buộc phải sai ông cầm quân Long Tiệp đánh trả. Trong khi đó, vua tôi nhà Trần tại Thăng Long phải di tản khỏi thành để đề phòng bất trắc.

Trần Khát Chân tiến đến Hoàng Giang (Ninh Bình), sau đó dựng trại ở sông Hải Triều. Khi thấy hàng trăm chiến thuyền Chiêm Thành kéo đến, ông cho quân lính bắn xối xả vào thuyền ngự. Chế Bồng Nga trúng đạn tử trận, quân Chiêm Thành thấy vậy liền rút về nước.

Theo một số tài liệu lịch sử, lúc đó canh ba, thượng hoàng đang ngủ say, giật mình tỉnh giấc, ngỡ là quân giặc đã đánh vào tận ngự doanh. Sau biết tin thắng trận, vua vui mừng, cho gọi các quan đến. Trần Khát Chân được phong làm Long Tiệp Phụng Thần Nội vệ Thượng tướng quân, tước Vũ Tiết Quan Nội Hầu.

images
Ảnh minh họa Trần Khát Chân tại trận chiến với vua Chiêm Thành. 

Nhờ những công lao to lớn, về sau có tới 29 làng xã khác ở Thanh Hóa, kinh thành Thăng Long từng lập đền thờ ông. Tên Trần Khát Trân được dùng để đặt cho những con đường, trường học ở Hà Nội và một số địa phương của nước ta.

 

Công chúa duy nhất trong sử Việt lấy 2 vua làm chồng: 12 tuổi làm hoàng hậu, làm con dâu của chị gái

Vị công chúa này nổi tiếng đẹp sắc nước hương trời, cơ thể có mùi hương lạ, vô cùng cuốn hút. Dù 2 lần làm vợ vua nhưng cuộc đời của bà chẳng mấy êm đềm, bà mất khi vừa tròn 27 tuổi.