Đời sống

Nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam: Thân thế cực khủng, tài giỏi chấn động, sống thọ hơn trăm tuổi

Nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam: Thân thế cực khủng, tài giỏi chấn động, sống thọ hơn trăm tuổi

Y học Việt Nam đã có từ lâu, nhiều danh y lừng lẫy như Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Tuệ Tĩnh, Trâu Canh không chỉ nổi danh trong nước mà tầm ảnh hưởng lan ra cả nước láng giềng. Thế nhưng, mãi đến khi người Pháp xuất hiện, nước ta mới bắt đầu tiếp cận với Tây y, bác sĩ mới chính thức có mặt.

Nhiều người hẳn còn chưa biết, nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam là bà Henriette Bùi Quang Chiêu. Bà là con của ông Bùi Quang Chiêu, một nhân vật tiếng tăm ở Nam Kỳ ngày ấy. Ông từng du học Pháp, làm kỹ sư canh nông. Ngay từ khi sinh ra Henriette đã có quốc tịch Pháp, đó là lý do tên bà đặc biệt như vậy.

henriette-bui-quang-chieu-1
Bà Henriette thời trẻ

Ngày bé, Henriette học trường Saint Paul de Chartres (trường Nhà Trắng) ở Sài Gòn. Sau đó là vào trường Trung học Gia Long (nay là trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai). Không lâu sau lại sang Pháp học ở trường Trung học Lycée Fenelon.

Tốt nghiệp trung học, Henriette theo học Đại học Y khoa Paris và bắt đầu bén duyên với nghề y. Bà dành 7 năm trời chuyên tâm học tập, nghiên cứu và tốt nghiệp với luận án xuất sắc vào năm 1934. Lịch sử ghi nhận bà là cô gái Việt Nam đầu tiên làn được điều này. Thậm chí Hội đồng giám khảo còn khen ngợi và tặng Henriette huy chương để vinh danh.

Henriette còn gây ấn tượng vì biết đến 7 ngoại ngữ, gồm: Tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Hy Lạp và tiếng La Tinh.

henriette-bui-quang-chieu-4
Henriette Bùi Quang Chiêu thời sinh viên y khoa

Năm 1935, Henriette về nước, kết hôn với Tiến sĩ Luật khoa đầu tiên của Việt Nam – Vương Quang Nhường. Đây là cuộc hôn nhân được sắp đặt. Không lâu sau khi hồi hương, Henriette bắt đầu làm việc trong lĩnh vực y tế. Bất chấp việc bị coi thường bởi những đồng nghiệp đi trước, phân biệt giới tính, năm 29 tuổi bà nhận chức trưởng khoa Hộ sinh tại Bệnh viện Chợ Lớn, trở thành người phụ nữ đầu tiên có trách nhiệm chăm lo hệ thống bệnh viện thuộc địa thời đó.

henriette-bui-quang-chieu-5
Đám cưới của Henriette Bùi Quang Chiêu
henriette-bui-quang-chieu-3
Henriette Bùi Quang Chiêu (thứ hai từ trái sang) bên gia đình năm 1921 tại Phú Nhuận, TP.HCM

Henriette và Vương Quang Nhường chia tay sau 2 năm kết hôn vì không hợp. Nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam “đi bước nữa” với kỹ sư, bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích. Cũng trong thời gian này, bà tích cực đấu tranh đòi quyền lợi cho y bác sĩ, bệnh nhân Việt Nam tại bệnh viện sản ở Chợ Lớn.

henriette-bui-quang-chieu-6
Henriette Bùi Quang Chiêu

44 năm làm nghề, Henriette làm việc cả ở Việt Nam lẫn Pháp. Bà còn sang Nhật Bản học châm cứu vào năm 1957, sang Pháp mở phòng mạch vào năm 1961. Đến năm 1970 Henriette lại về nước làm không lương trong ngành hộ sản và nhi khoa ở bệnh viện Phú Thọ. 1 năm sau bà trở về Pháp làm nghề y.

henriette-bui-quang-chieu-2
Bà Henriette khi về già
henriette-bui-quang-chieu-7
Biệt thự tư gia của Henriette Bùi Quang Chiêu ở số 28 đường Testard

Henriette qua đời vào ngày 27/4/2012 ở Paris, khi đó bà thọ 106 tuổi. Khi đã ra đi, người phụ nữ Việt Nam này vẫn cống hiến cho xã hội. Bà hiến tặng căn biệt thự của mình ở số 28 đường Testard làm cơ sở cho trường Đại học Y khoa Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Ngày nay nơi này thuộc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở đường Võ Văn Tần, TP.HCM.

 

Con đường dễ đi lạc nhất nhì Việt Nam, dân bản địa cũng 'hoa mắt’, shipper ngán ngẩm không muốn đến

Ngay cả những bác xe ôm vốn được xem như “thổ địa” cũng phải thừa nhận hệ thống ngõ ngách ở con đường này quá khó nhớ. Nó chẳng khác gì một “mê cung” nếu không may đi lạc vào.