Đời sống

Nhiều cặp vợ chồng ở Nhật Bản không ngủ chung phòng, hé lộ nguyên nhân đằng sau gây ngỡ ngàng

Nhiều cặp vợ chồng ở Nhật Bản không ngủ chung phòng, hé lộ nguyên nhân đằng sau gây ngỡ ngàng

Nhắc đến Nhật Bản, chúng ta sẽ không khỏi bất ngờ trước những phong tục “có một không hai”. Điển hình như, luôn bỏ dép trước cửa nhà, không tặng tất cho sếp, không chan nước tương lên cơm trắng,…

Bên cạnh đó, việc nhiều cặp vợ chồng ở xứ sở hoa anh đào còn ngủ riêng phòng, riêng giường dù cho diện tích căn nhà rất khiêm tốn. Dựa theo nghiên cứu của Đại học Toronto, tính đến hiện tại, khoảng 30-40% cặp vợ chồng Nhật ngủ riêng (không chung phòng, không chung giường). Đây là một con số khá cao so với nhiều nước trên thế giới. 

Dưới đây là 5 nguyên nhân chính dẫn đến việc nhiều cặp vợ chồng ở Nhật không ngủ cùng giường:

1. Thời gian ngủ khác nhau

Đối với người Nhật, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nạp lại năng lượng sau một ngày dài làm việc căng thẳng. Chính vì thế, nhiều cặp vợ chồng ở đây quyết định ngủ khác phòng, khác giường để đảm bảo việc có một giấc ngủ sâu đến sáng.

Bởi thông thường, nhân viên ở Nhật thường xuyên phải làm thêm giờ đến tối khuya, việc ăn cơm cùng nhau, hỏi han hay cùng đi ngủ một giờ là điều cực kỳ khó khăn. 

Không chỉ thế, nhiều gia đình chồng sẽ đảm nhận vai trò đi làm kiếm tiền và vợ ở nhà nội trợ. Vậy nên giờ thức dậy hay đi ngủ cũng có sự khác biệt nhất định nên họ thấy việc ngủ riêng là lựa chọn vô cùng hợp lý. 

Nhieu-cap-vo-chong-o-nhat-khong-ngu-chung-phong-he-lo-nguyen-nhan-dang-sau-gay-ngo-ngang

2. Con cái ngủ chung với mẹ

Theo nghiên cứu khoa học, ngủ chung với mẹ giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn, giúp trẻ duy trì nhiệt độ, nhịp tim ổn định và làm giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Vậy nên việc mẹ chung với con luôn nhận được người Nhật chú trọng. 

Nhieu-cap-vo-chong-o-nhat-khong-ngu-chung-phong-he-lo-nguyen-nhan-dang-sau-gay-ngo-ngang

3. Tránh bị ảnh hưởng bởi tật ngủ ngáy, nghiến răng hay mộng du

Thông thường, việc bạn đời ngủ ngáy, nghiến răng, mộng du,… là chuyện hết sức bình thường và luôn được cảm thông ở các quốc gia. Tuy nhiên, đối với phần lớn người Nhật, họ rất coi trọng giấc ngủ nên thường hạn chế tối đa những tiếng ồn. 

Cũng chính vì thế, các cặp vợ chồng ở đây lựa chọn ngủ riêng để giữ được tinh thần, sức khỏe tốt nhất cho ngày làm việc tiếp theo.

Nhieu-cap-vo-chong-o-nhat-khong-ngu-chung-phong-he-lo-nguyen-nhan-dang-sau-gay-ngo-ngang

4. Đệm ngủ kích thước nhỏ

Đệm truyền thống ở Nhật Bản có kích cỡ chỉ phù hợp với 1 người nằm do tổng diện tích nhà quá nhỏ. Hơn nữa, đệm này rất tiện trong việc giặt giũ hay vệ sinh nên được ưa chuộng.

Hiện tại, nhiều cặp vợ chồng vẫn sử dụng đệm đơn dù ngủ cùng 1 phòng. Tùy thuộc vào mối quan hệ của vợ chồng, mà khoảng cách giữa 2 tấm đệm xa hay gần. 

Nhieu-cap-vo-chong-o-nhat-khong-ngu-chung-phong-he-lo-nguyen-nhan-dang-sau-gay-ngo-ngang

5. Tình trạng ly hôn trong nhà

Bên cạnh những lý do được kể ở trên, việc vợ chồng Nhật Bản ngủ riêng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng Kateinai bekkyo (ly hôn trong nhà, sống chung nhưng không còn tình cảm).

Nhieu-cap-vo-chong-o-nhat-khong-ngu-chung-phong-he-lo-nguyen-nhan-dang-sau-gay-ngo-ngang

Mặc dù cuộc hôn nhân của họ đã trục trặc nhưng vì 1 lý do nào đó, họ vẫn sống cùng nhau. Tỷ lệ vợ chồng sống kiểu này ở Nhật Bản nhiều hơn là ly hôn thực tế về mặt luật pháp.

 

Danh tính vị vua duy nhất ở Việt Nam đỗ trạng nguyên: Gia đình nghèo, có tinh thần trượng võ

Nhờ sở hữu sức khỏe hơn người và tinh thần ham học hỏi, ông đã xuất sắc đỗ Võ trạng nguyên và lên làm vua sau 20 năm nỗ lực không ngừng nghỉ.