Khám phá mới

Người Việt duy nhất đỗ trạng nguyên, làm đến Tể tướng ở Trung Quốc nhưng lại có cái kết chạnh lòng

Người Việt duy nhất đỗ trạng nguyên, làm đến Tể tướng ở Trung Quốc nhưng lại có cái kết chạnh lòng

Lịch sử phong khiến Trung Quốc và Việt Nam ghi nhận một trường hợp đặc biệt là Khương Công Phụ (731 – 805). Ông là người Việt Nam, quê ở huyện Quân Ninh, Ái Châu (tức xã Định Thành, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa hiện nay), nhưng tổ tiên lại đến từ Cam Túc, Trung Quốc.

khuong-cong-phu-4-1687053931.jpg
 

Là người Việt gốc Hoa nên năm Canh Tý 780, Khương Công Phụ cùng em trai Khương Công Phục đã đến Trung Quốc dự thi. Kết quả, ông đỗ trạng nguyên, em trai đỗ tiến sĩ dưới thời vua Đường Đức Tông. Chuyện kể rằng kinh đô Trường An khi đó đã chấn động vì tin tức này. Vua Đường Đức Tông đã phong chức Hiệu Thư Lang cho Khương Công Phụ. Đường quan lộ của ông rất tốt khi sau này còn làm đến cả chức Gián nghị đại phu, cao nhất là Tể tướng.

khuong-cong-phu-2-1687053931.jpg
 

Khương Công Phụ là người chính trực, thẳng thắn, không sợ cường quyền. Thậm chí ông còn dám căn ngăn vua Đường, điều mà đến quan gốc Hán cũng chẳng dám làm. Sử cũ có ghi lại, con gái của vua Đường qua đời khi còn trẻ, vua vì quá đau lòng nên chi rất nhiều tiền để xây lăng mộ nguy nga. Khương Công Phụ lập tức can vua vì cho rằng việc làm này quá lãng phí. Vua Đường tức giận nên giáng ông xuống làm thường dân, đày đi tỉnh xa xôi.

khuong-cong-phu-1-1687053931.jpg
 

Năm 805, vua Đường Thuận Tông lên ngôi, biết rõ Khương Công Phụ là người tài đức nên đã phong lại cho ông chức Thứ sử Cát Châu. Đáng tiếc là trên đường đi nhậm chức, vị trạng nguyên tài ba năm nào đã qua đời.

Khương Công Phụ rất nổi tiếng ở Trung Quốc, được người dân yêu mến bởi tính cách, tài trí hơn người. Khi bị vua Đường đẩy đến Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, ông tự làm nhà dưới chân núi để ở. Một đỉnh núi nơi ông từng sống sau này được đặt tên là “Khương tướng phong”, để tưởng nhớ vị trạng nguyên người Việt Nam này. Ngoài ra, ở sườn tây núi hiện vẫn còn đền thờ Khương Công Phụ. Mộ của ông được đặt bên trong núi.

khuong-cong-phu-3-1687053931.jpg
 

Còn tại Việt Nam, cụ thể là huyện Hoằng Hóa và huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, hiện vẫn còn đền thờ Khương Công Phụ. Đền được xây ở nền nhà năm xưa của gia đình ông. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước ta đã xếp nơi này vào hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.

 

Dòng họ thần bí được xem là sứ giả thần linh, khiến hoàng đế Trung Quốc tôn sùng, ai cũng kiêng dè

Những yếu tố thần bí xoay quanh giúp dòng họ này có được vị thế cao ở Trung Quốc. Đến hoàng đế cũng phải kính trọng, bách tính thì tôn sùng.