Khám phá mới

Kết hôn với người chết - Tục lệ "ghê rợn" thời xưa

Kết hôn với người chết - Tục lệ

Kết hôn với người chết là tục lệ của người Trung Quốc thời xưa (hay còn được gọi là âm hôn - đám cưới ma). Theo thông tin của những nhà sử học, đám cưới ma có thể bắt nguồn từ thời nhà Chu (1.046 TCN - 256 TCN).

Theo tín ngưỡng và tục lệ xưa, những thanh niên trẻ đã có hôn ước, đang chờ đến ngày cưới nhưng không may đột ngột qua đời thì người nhà phải giúp họ hoàn thành hôn lễ, nếu không hồn ma của họ sẽ quấy nhiễu khiến gia đình bất an. Bởi vậy, dù thế nào thì gia đình cũng phải cử hành âm hôn cho họ, sau đó mới tiến hành mai táng. Việc tổ chức một đám cưới với người âm cũng phải tiến hành như với người đang sống, không được phép bỏ qua bất kỳ một tiểu tiết nào do có nhiều người quan niệm rằng những hồn ma chưa được tổ chức hôn lễ sẽ rất "khó tính", nếu không "khéo chiều" thì người nhà sẽ bị họ "hành" đến hết đời.

Ket-hon-voi-nguoi-chet-tuc-le-ghe-ron-thoi-xua-1

Bên cạnh đó, những gia đình giàu có nếu chẳng may có con cái qua đời khi chưa kết hôn thì sẽ phải tìm người sống để cưới cho đứa con đã mất, còn những nhà bình thường thì sẽ tìm đến những gia đình có cùng cảnh ngộ để se duyên cho những con mình.

Nguyên nhân tổ chức âm hôn

 

Người xưa thường tin vào phong thủy mồ mả, họ cho rằng những ngôi mộ cô độc sẽ ảnh hưởng tới sự hưng thịnh của hậu duệ sau này. Thời đó có những thầy phong thủy “dởm” muốn trục lợi nên xúi giục các gia đình cử hành âm hôn. Bởi vậy âm hôn chỉ diễn ra trong các gia đình giàu có.

ThumbDamcuoima

Âm hôn xuất hiện từ những năm trước triều Hán. Do âm hôn bị cho là vô nghĩa lại hao tốn tiền của, sức người trong xã hội nên đã từng bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ nặng nề phong kiến nên rất khó có thể cấm triệt để được.

Ví dụ tiêu biểu như con trai của Tào Tháo là Lâm Xung, chết yểu khi mới 3 tuổi. Tào Tháo đã ra lệnh tuyển chọn những tiểu thư đã chết để lấy vợ cho Tào Xung và chôn họ cùng với nhau.

Âm hôn thực sự hưng thịnh trong thời nhà Tống. Theo ghi chép trong Tạc mộng lục, những nam nữ thanh niên chưa kết hôn không may chết sớm thì cha mẹ bắt buộc phải nhờ “quỷ mai mối” đi dạm hỏi cưới xin, sau đó tiến hành xem quẻ. Nếu quẻ đồng ý cho cưới thì hồn ma của đôi nam nữ sẽ được may áo cưới rồi cử hành hôn lễ, chôn cất hai người cùng một mộ.

Quy trình một lễ âm hôn

Vào những năm cuối đời nhà Thanh, tại Bắc Kinh vẫn còn một hủ tục tàn dư, đó là nhiều gia đình còn tiến hành “hỷ sự” cho người chết bằng cách đặt hài cốt của đôi nam nữ cạnh nhau, đây được gọi là “cốt thi thân”. Nghi thức âm hôn này được cử hành vào ban đêm. Khi mọi người đang say giấc nồng thì bỗng tỉnh giấc bởi tiếng cồng chiêng huyên náo của nhà tiến hành “cốt thi thân”.

31b120214kpamhon04

Trong âm hôn, nhà trai cũng phải tặng lễ vật cho nhà gái, mọi đồ ăn thức uống đều là thật, chỉ có duy nhất quần áo và trang sức là đồ vàng mã được đốt sau lễ âm hôn để cô dâu hưởng dưới suối vàng. Trong khi đốt vàng mã, nhà trai sẽ đứng quây xung quanh, đánh trống thổi kèn.

Những thủ tục trước khi đón dâu trong âm hôn có thể bỏ qua, nhưng thủ tục đón dâu thì bắt buộc phải cử hành. Kiệu rước dâu và phòng tân hôn đều được chuẩn bị một cách kĩ càng.

Sau khi kiệu hoa về đến nhà trai, vẫn là bà mối lấy ảnh hoặc bài vị xuống, đặt lên bàn thờ trong phòng tân hôn, ngay cạnh ảnh và bài vị của “tân lang” rồi dùng dây lụa đỏ buộc hai bức ảnh lại. Rượu hợp ly, sủi cảo tử tôn, mì trường thọ cũng đặt trước bài vị và ảnh của đôi nam nữ. Sau này, nếu chọn được ngày lành tháng tốt để tiến hành bốc mộ, cô gái sẽ được chôn cạnh chàng trai mà mình được gả cưới, hơn nữa hai quan tài phải được đặt cạnh nhau mới được gọi là “mai táng hợp cốt”. Nếu “tân phu thê” có anh chị em ruột thì phải gọi họ ra, vái lạy trước bài vị của họ để tiến hành nghi lễ, lúc đó hai gia đình mới trò chuyện vui vẻ.

Ket-hon-voi-nguoi-chet-tuc-le-ghe-ron-thoi-xua

Khi những nghi thức trên được cử hành, chọn ngày hoàng đạo để bốc mộ xong xuôi thì hồn cô gái mới được siêu thoát. Căn cứ theo giờ của thầy xem âm dương, sau khi quan tài được khiêng lên sẽ lập tức té xuống huyệt cũ một thùng nước sạch cùng hai quả táo, đồng thời tiền âm phủ cũng được tung lên. Bên nhà trai sẽ đào một huyệt mộ bên cạnh mộ “tân lang” để chôn cất hài cốt của “tân nương”. Chôn cất xong xuôi, trước bia mộ sẽ được bày biện rượu, hoa, tiền âm phủ để làm lễ hợp hôn. Cha mẹ cùng họ hàng hai bên gia đình vừa khóc vừa trò chuyện về “đại hỷ”. Kể từ đó họ sẽ chính thức trở thành thông gia của nhau.

 

'Căn bệnh thần kinh truyền kiếp' đeo bám các đời Hoàng đế Trung Hoa

(Techz.vn) - Theo các tư liệu lịch sử, hầu hết các hoàng đế Trung Hoa đều mắc bệnh thần kinh trong quá trình tại vị. Người ta vẫn thường ví “sướng như vua”, vậy tại sao lại có chuyện này?