Đời sống

Danh tính 2 danh tướng duy nhất của sử Việt là gia nô được khắc mộc trong Di sản tư liệu thế giới

Danh tính 2 danh tướng duy nhất của sử Việt là gia nô được khắc mộc trong Di sản tư liệu thế giới

Dã Tượng và Yết Kiêu là hai vị tướng tài ba, trung thành của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược nước ta vào thế kỷ XIII. Ít ai biết rằng trước khi trở thành danh tướng tài giỏi, Dã Tượng và Yết Kiêu từng là gia nô (đầy tớ) của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Ông đã phát hiện ra những tố chất của Dã Tượng và Yết Kiêu rồi tiến cử cho triều đình.

hung-dao-vuong-tqt-01

Tượng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn giữa và Yết Kiêu, Dã Tượng 2 bên.

Yết Kiêu là người có biệt tài thủy chiến nên được giao phụ trách đội Thủy binh. Dã Tượng là người có biệt tài thuần phục và chỉ huy đội voi rừng nên được giao chỉ huy đội Tượng binh. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần 2 và lần 3, hai ông đã lập được nhiều chiến công hiển hách, góp phần làm nên những chiến thắng lịch sử. Năm 1285, khi quân Nguyên ồ ạt kéo sang xâm lược nước ta lần thứ 2, Dã Tượng và Yết Kiêu đã có công cứu sống Hưng Đạo Đại Vương khỏi vòng vây của giặc.

files-library-images-site-1-20211001-web-yet-kieu-da-tuong---tam-guong-sang-cho-tinh-than-xa-than-vi-nghia-lont-27-101430

Khu di tích đền Quát, nơi thờ tướng Yết Kiêu.

Mộc bản sách Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 5, mặt khắc 45 có ghi lại rằng: "Khi quân Nguyên tới, Yết Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân, Dã Tượng đi theo. Đến lúc quan quân thu trận, thuỷ quân tan cả, Hưng Đạo vương định rút theo lối chân núi, Dã Tượng nói: 'Yết Kiêu chưa thấy Đại vương thì nhất định không dời thuyền'. Vương đến Bãi Tân, chỉ có thuyền Yết Kiêu vẫn còn ở đó. Vương mừng lắm, nói: 'Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng chim thường thôi'." Ý nói người tài giỏi muốn làm nên nghiệp lớn cũng là nhờ người xung quanh giúp sức, nếu chỉ 1 mình thì không thể làm được.

files-library-images-site-1-20211001-web-yet-kieu-da-tuong---tam-guong-sang-cho-tinh-than-xa-than-vi-nghia-lont-27-101432

Bản dập tài liệu Mộc bản khắc về hai vị anh hùng Yết Kiêu và Dã Tượng (Nguồn: Trung tâm dữ liệu quốc gia IV).

Có thể thấy, dù là những người có xuất thân thấp kém song những công lao mà Yết Kiêu và Dã Tượng đã làm được có thể sánh ngang với nhiều bậc hào kiệt khác.

Không chỉ có tài dùng binh, Dã Tượng và Yết Kiêu còn là những người trung thành tuyệt đối với Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Vì vậy mà ngày nay tên của 2 ông được dùng để đặt tên cho nhiều đường phố trên cả nước. Sau khi Yết Kiêu mất, nhớ đến công lao của ông, triều Trần đã cho lập đền thờ ở bờ sông Hạ Bì , nay là đền Quát ở xã Yết Kiêu (Gia Lộc).

2 ông cũng là gia nô duy nhất được ghi trong Mộc bản triều Nguyễn - Đại Việt sử ký toàn thư - di sản tư liệu thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2009.

 

Vì sao ngày 5/9 hàng năm được chọn là ngày khai giảng? Bật mí ngày khai giảng đầu tiên của Việt Nam

Chắc hẳn ai cũng biết ngày 5/9 là ngày các trường học cả nước tưng bừng khai giảng trên cả nước, thế nhưng có thể ít ai biết rằng ngày khai giảng đầu tiên của Việt Nam được diễn ra vào khi nào?