Đời sống

Ai là nhà phê bình văn học xuất sắc Việt Nam, được đặt tên cho đường phố ở cả Hà Nội, TP.HCM?

Ai là nhà phê bình văn học xuất sắc Việt Nam, được đặt tên cho đường phố ở cả Hà Nội, TP.HCM?

Vũ Ngọc Phan (8/9/1902 – 14/6/1987) sinh ra tại Hà Nội, quê quán ở làng Đông Cảo huyện Gia Bình nay là xã Đông Cửu, huyện Gia Lương tỉnh Bắc Ninh. Xuất thân từ 1 gia đình nhà nho nghwof, thuở nhỏ ông theo cha đến Hưng Yên và theo học chữ Hán. Từ năm 1920 – 1929, Vũ Ngọc Phan chuyển sang học tiếng Pháp tại Hà Nội, và đỗ Tú Tài Pháp ở tuổi 27. Tuy nhiên ông không thích làm quan mà muốn theo nghiệp văn, ông vừa đi dạy học tư ở Hà Nội, vừa làm báo, viết văn, dịch sách văn học.

Nha-van-Vu-Ngoc-Phan-288x500

Nhà văn Vũ Ngọc Phan thời trẻ. 

Trong những năm đầu cầm bút, ông còn có bút danh là Chỉ Qua Thị. Từ năm 1929 đến nửa đầu những năm 1940, Vũ Ngọc Phan cộng tác với nhiều tờ báo, tạp chí đương thời như các tờ: Pháp – Việt, Văn học, Nhật Tân, Phổ thông bán nguyệt san, Trung Bắc tân văn, Sông Hương… Ngoài ra, ông còn từng là Chủ bút tờ Tuần báo Hà Nội tân văn, và là người chủ trương lập Nhà xuất bản Hà Nội.

Sau Cách mạng tháng 8/1945, Vũ Ngọc Phan đi kháng chiến, viết cho Tạp chí Tiền Phong, tham gia Đoàn văn hóa kháng chiến khu IV, rồi hoạt động trong Hội văn nghệ Việt Nam. Từ 1954 đến khi mất, ông chuyên tâm làm nghiên cứu văn học trong Ban Văn - Sử - Địa rồi Viện Văn học. Ông từng là Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.

Trong suốt cuộc đời mình, Vũ Ngọc Phan đã để lại nhiều công trình về văn học dân gian Việt Nam. Ông cho xuất bản các công trình lớn như Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (1956, gần 1000 trang, cho đến nay được tái bản 14 lần); Truyện cổ Việt Nam (1955) rồi Truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam (chủ biên, 1961), Hợp tuyển văn học Việt Nam (chủ biên, 1972). Các bài nghiên cứu phê bình chủ yếu về văn học dân gian Việt Nam đăng trên báo và tạp chí hồi này được tập hợp vào cuốn Qua những trang văn ( 1976). Trước khi mất ông kịp hoàn thành cuốn Hồi ký, xuất bản cuối năm 1987.

vu-ngoc-phan-danh-nhan-van-hoa-hien-dai_RPLM

Gia đình nhà văn Vũ Ngọc Phan - năm 1958 (Hàng trước: Bà Hằng Phương, ba người con và Nhà văn Vũ Ngọc Phan; Hàng sau: Bốn người con và con rể, người đeo kính, chồng bà Giáng Hương.

Trong gần 60 năm đeo đuổi nghiệp văn, Vũ Ngọc Phan đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ về sáng tác, dịch thuật, đặc biệt về nghiên cứu, phê bình văn học. Ông là người có công đưa ngành phê bình văn học non trẻ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX lên đỉnh cao, kết hợp được tính khoa học và tính nghệ thuật, cũng là người đầu tiên áp dụng cách phân loại các thể loại văn học dân gian một cách hệ thống, với tiêu chí rõ ràng và khoa học. Thuật ngữ văn học dân gian do ông đưa ra sử dụng, được đồng nghiệp chuyên ngành chấp nhận, thay cho các thuật ngữ văn học bình dân, văn chương truyền khẩu trước đó.

Với những đóng góp cho nền văn học nghệ thuật Việt Nam, ông đã được trao tặng giải thường Hồ Chí Minh về văn học Nghệ thuật vào năm 1996. Những tác phẩm của ông không chỉ làm giàu cho kho tàng văn hóa dân tộc mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn và nhà nghiên cứu sau này.

Vũ Ngọc Phan mất ngày 14 tháng 6 năm 1987 tại Hà Nội, hưởng thọ 85 tuổi. Từ đó đến nay, tên ông đã được lấy đặt cho nhiều con đường, trường học trên khắp đất nước như đường Vũ Ngọc Phan ở Đống Đa, Hà Nội; đường Vũ Ngọc Phan ở TP.HCM và phố Vũ Ngọc Phan tại Nam Định, Hạ Long…

 

Nhà bác học Việt Nam trở thành người nước ngoài đầu tiên và trẻ nhất đạt học vị tối cao của Nhật Bản

Ông là một trong những nhà bác học, nhà nông học tiêu biểu nhất của Việt Nam. Ông từng từ bỏ sự giàu sang ở Nhật về Việt Nam để lăn lộn với đồng ruộng. Ông cũng là một trong những người lãnh đạo đầu tiên của Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.