Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha 'biến thành' áp thấp nhiệt tới, sáng mai nơi nào có mưa to?
ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia khuyến cáo chính quyền các địa phương theo dõi sát sao diễn biến của cơn bão số 3 Wipha, do từ đêm nay đến sáng mai (23/7) là giai đoạn mưa bão hoạt động mạnh nhất.
Theo cập nhật vào lúc 19h của của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 WIPHA đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Sức gió mạnh nhất cấp 7 (50-61 km/h), giật cấp 9. Dự báo trong 3 giờ tới, bão ít di chuyển.
Cụ thể, tối hôm nay, tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 20,1°N – 105,6°E, trên đất liền khu vực Ninh Bình – Thanh Hoá. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm đạt cấp 6–7 (39–61km/h), giật cấp 9. Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 5–10km/h.

Dự báo, trong đêm nay (22/7), tại vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ, bao gồm khu vực Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, đảo Hòn Dấu và Hòn Ngư, dự báo sẽ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; sóng biển cao từ 2,0 đến 4,0m; biển động mạnh.
Đến 07h ngày 23/7, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10km/h và suy yếu dần thành vùng áp thấp. Vị trí dự báo ở khoảng 19,9°N – 104,4°E, trên khu vực Thượng Lào. Vùng nguy hiểm trên biển: phía Bắc vĩ tuyến 18,5°N; phía Tây kinh tuyến 107,5°E.
Trước đó vào chiều tối 22/7, sau khi đi sâu vào đất liền khu vực Ninh Bình – Thanh Hoá, bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Mưa lớn sẽ xuất hiện ở đâu?
Trên đất liền, khu vực ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Tại các khu vực sâu trong đất liền như Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa, gió giật ở mức cấp 6-7.
Mưa lớn: Từ đêm 22/7 đến sáng 23/7, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, phía Nam Phú Thọ và Sơn La dự báo có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, có nơi trên 150mm.
Đặc biệt lưu ý nguy cơ xuất hiện mưa lớn cường suất (>100mm trong 3 giờ), tiềm ẩn rủi ro lũ quét, sạt lở đất ở khu vực đồi núi và ngập úng tại vùng trũng, thấp.

Trước thay đổi nhanh chóng của cơn bão số 3, ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia khuyến cáo chính quyền các địa phương theo dõi sát các bản tin cảnh báo, chủ động sơ tán người dân khỏi khu vực nguy hiểm, sẵn sàng phương án ứng phó với các tình huống xấu có thể xảy ra.
Cảnh báo xuất phát từ đáng lo ngại rằng mưa kéo dài trên nền đất đã bão hòa nước, làm tăng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi và ngập úng ở vùng trũng. Thanh Hóa và Nghệ An là hai tỉnh cần đặc biệt cảnh giác.
Ông Khiêm cho biết thêm, từ đêm nay đến sáng mai (23/7) là giai đoạn mưa bão hoạt động mạnh nhất. Sau đó, mưa vẫn còn kéo dài đến khoảng ngày 25/7 ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.