Đời sống

Thân thế vị Đại tướng – Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của Việt Nam: Cánh tay phải đắc lực của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thân thế vị Đại tướng – Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của Việt Nam: Cánh tay phải đắc lực của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vị Đại tướng này cũng là một trong số 34 đội viên đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.

Vị Đại tướng nói đến ở đây không ai khác là Đại tướng Hoàng Văn Thái, ông được đánh giá là một trong những vị tướng có ảnh hưởng quan trọng trong việc hình thành cũng như phát triển QĐND Việt Nam. Là một vị Đại tướng anh hùng, tài ba, ông đã lập nhiều công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ Và Pháp.

“Ông là vị tướng trận mạc, sống nhân hậu, tình nghĩa được Quân đội ta và nhân dân ta mến phục”, đó là đánh giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về tướng Hoàng Văn Thái.

Đại tướng Hoàng Văn Thái và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.

Tên thật của ông là Hoàng Văn Xiêm (1915), ông được sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước tại xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Ngay từ khi còn nhỏ đồng chí Hoàng Văn Thái đã giác ngộ và tham gia vào hoạt động các mạng vào năm 1936 và trở thành một Đảng viên khi chỉ mới 23 tuổi. 1940 ông bị thực dân Pháp bắt giam. Từ 1941-1945 ông đã trả trải qua rất nhiều cương vị và làm tốt, hoàn thành vai trò của mình chỉ huy Đội cứu quốc quân Bắc Sơn, Trưởng đoàn học viên Việt Nam tại Trường quân sự Liễu Châu (Trung Quốc), phụ trách công tác tình báo, tác chiến trong Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, Hiệu trưởng Trường Quân chính kháng Nhật…

Sau thành công của Cách mạng Tháng Tám, ngày 7/9/1945 ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao thành lập Bộ Tổng Tham mưu và là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của QĐND Việt Nam. Khi đó ông chỉ mới 30 tuổi và đã được giữ vai trò rất quan trọng, đủ để thấy năng lực của ông. Những chỉ đạo của Đại tướng đã góp phần quan trọng tạo nên chiến thắng Hà Nội rực rỡ “60 ngày đêm khói lửa”.

Ngày 20-1-1948, đồng chí Hoàng Văn Thái nhận quân hàm Thiếu tướng trong đợt phong quân hàm cấp tướng đầu tiên. Ông làm Tham mưu trưởng và là Đảng ủy viên các chiến dịch lớn có ý nghĩa lịch sử đối với sự trưởng thành, chiến thắng của quân đội như Chiến dịch Biên giới (1950), Trung du, Hoàng Hoa Thám, Hà Nam Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào.

Đại tướng Hoàng Văn Thái

Ông cũng có nhiều đóng góp và là Tham mưu trưởng chiến dịch, trực tiếp chỉ huy công tác tham mưu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ bên cạnh Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Năm 1959, ông được phong hàm Trung tướng; từ 1961-1963 học tại Học viện Quân sự Cấp cao Bắc Kinh (Trung Quốc).

Vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, đồng chí Hoàng Văn Thái đã cùng nhiều đồng chí khác cùng nhau giao tranh với quân địch. Sau Hiệp định Paris (1-1973), ông làm Phó tổng Tham mưu trưởng thứ nhất. Ông được phong hàm Thượng tướng năm 1974.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh ông là Phó chủ tịch Thứ nhất Hội đồng chi viện cho chiến trường, Phó tổng Tham mưu trưởng thứ nhất. Từ 1974-1986, đồng chí Hoàng Văn Thái làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Phó tổng Tham mưu trưởng (1974-1981), Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.

Năm 1980, ông được phong quân hàm Đại tướng. Đại tướng Hoàng Văn Thái mất ngày 2-7-1986. Tên của ông được đặt cho nhiều đường, phố trong cả nước.