Đời sống

Vì sao quần áo tù nhân của lại có màu sọc trắng đen, khiến tội phạm ám ảnh?

Vì sao quần áo tù nhân của lại có màu sọc trắng đen, khiến tội phạm ám ảnh?

Quần áo tù nhân có màu sọc trắng đen là 1 hình ảnh quen thuộc xuất hiện nhiều trên các bộ phim, truyện về nhà tủ ở cả Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, không nhiều người biết về lý do tại sao quần áo nhà tù nhân lại có màu sắc này?

Giai-thich-vi-sao-quan-ao-tu-nhan-lai-ke-soc-ke-trang-jpg

Theo đó, từ thế kỷ 19, bộ quần áo sọc đen trắng phổ biến ở nhiều nhà tù trên thế giới, đây được xem là đồng phục dành riêng cho tù nhân. Ngoài lý do chi phí thấp, đồng phục cho tù nhân được chọn màu trắng đen bởi màu sắc nổi bật, khó bắt chước, dễ dàng nhận diện từ xa. Điều này giúp cho các lực lượng giữ nhà tù dễ dàng nhận ra nếu như có tù nhân có ý định trốn thoát khỏi nhà tù.

dong-phuc-11200494

Bộ “đồng phục” nhà tù còn được xem là 1 hình thức trừng phạt, sọc trắng đen mô phỏng hình ảnh song sắt nhà tù khiến tù nhân có cảm giác bị cầm tù không chỉ ở không gian xung quanh mà còn trên cả cơ thể. Đây là hình thức trừng phạt với mục đích nhắc nhở các tù nhân nên thấy xấu hổ với hành vi mình đã gây ra. Tuy vậy, ,một số ý kiến cho rằng họa tiết sọc trắng đen khiến tù nhân luôn cảm thấy xấu hổ, tự ti, phần nào khiến họ khó hòa nhập với cộng đồng sau khi ra tù.

Đồng phục nhà tù cũng thúc đẩy kỷ luật và trật tự trong môi trường nhà tù. Chúng tạo ra cảm giác đồng nhất và bình đẳng giữa các tù nhân, giảm nguy cơ tranh chấp liên quan đến các băng đảng.

quanao

Trong lịch sử, quần áo tù nhân có màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào thời đại và khu vực. Hiện nay, nhiều quốc gia đã đổi màu sắc đồng phục cho tù nhân, thay vì màu sắc sọc đen trắng thì sẽ là những màu như cam, xanh dương…đều những màu rất dễ nhận biết kể cả khoảng cách ở xa.

 

Con đường gốm sứ duy nhất của Việt Nam đạt Kỷ lục Guinness Thế giới: Tinh hoa văn hóa ngàn năm

Con đường gốm sứ này khắc họa các họa tiết hoa văn từ Đông Sơn đến Lý, Trần, Lê, Nguyễn; hoa văn trên thổ cẩm và trang trí kiến trúc của 54 dân tộc; tranh thiếu nhi Hà Nội…tất cả được vẽ lên bởi bàn tay những người tài hoa và đây còn là "Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới" được công nhận bởi Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới..