Đời sống

Danh tính nhà giáo, nữ thi sĩ ‘cả gan’ thay chồng thăng đường xử án: Được đặt tên cho đường ở Hà Nội

Danh tính nhà giáo, nữ thi sĩ ‘cả gan’ thay chồng thăng đường xử án: Được đặt tên cho đường ở Hà Nội

Theo cuốn Danh nhân Hà Nội (Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông), Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh sinh vào khoảng (1805 – 1848), người làng Nghi Tam, thuộc tổng Thượng huyện Vĩnh thuận (Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội ngày nay). Cha bà là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783 đời vua Lê Hiển Tông vì vậy dù sống dưới thời phong kiến trọng nam khinh nữ, bà vẫn được cha mẹ cho đi học ngay từ khi còn nhỏ và sớm bộc lộ năng khiếu văn học. Nhờ học sâu hiểu rộng nên dưới thời vua Minh Mạng, bà từng được mời vào cung giữ chức Cung Trung Giáo Tập, dạy học cho công chúa và cung nữ.

photo-1-1637477147712895115404

Sau này bà kết hôn với Lưu Nguyên Ôn – quan tri huyện Thanh Quan nên từ đó người ta thường gọi bà là Huyện Thanh Quan. Nhiều tài liệu lịch sử ghi lại, có ít nhất 3 lần khi có người đến thưa kiện, bà đã tự ý thăng đường xử án thay chồng. Bà cũng là người duy nhất dám thay chồng làm 1 điều lớn như thế này vào thời phong kiến.

image-3

Bà có 1 cuộc đời “trầm lặng” hơn so với tài năng của mình. Bà chỉ để lại cho đời ngót chừng chục bài thơ Nôm theo thể Hàn luật mà nổi bật nhất là Thăng Long Thành hoài cổ, Qua đèo Ngang, Chiều hôm nhớ nhà, Cảnh Hương Sơn, Tức cảnh chiều thu… Thơ của Bà Huyện Thanh Quan mang đậm chất lãng mạn, trữ tình. Bà thường viết về thiên nhiên, cảnh vật, con người với những cảm xúc sâu lắng. Thơ bà thường mang âm hưởng buồn, man mác, thể hiện tâm trạng hoài cổ, tiếc nuối của một người phụ nữ tài hoa, lãng mạn nhưng gặp phải nhiều bất hạnh trong cuộc đời.

Những nhà nghiên cứu văn học về thơ bà Huyện Thanh Quan như nhà thơ Xuân Diệu từng nhận xét về bà: “Bà Huyện Thanh Quan là một nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có tài quan sát và miêu tả thiên nhiên và đời sống con người một cách sinh động, chân thực". Hay nhà thơ Nguyễn Đình Thi từng nhận xét: “Thơ Bà Huyện Thanh Quan là thơ của tình yêu quê hương, đất nước, của nỗi buồn man mác, sâu lắng".

Dù không quá nhiều, nhưng những bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan để lại đã in đậm dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc, góp phần làm phong phú thêm cho kho tang văn học Việt Nam. Hiện nay, để ghi nhớ những đóng góp của bà, tên bà Huyện Thanh Quan được lấy đặt cho 1 con đường ở trung tâm Thủ đô Hà Nội và 1 con đường nằm ở quận 3, TP.HCM. 

 

Thần đồng là trạng nguyên trẻ nhất lịch sử khoa bảng VN: 13 tuổi gây ‘chấn động’, được tôn làm thần

Không chỉ là vị trạng nguyên trẻ tuổi nhất lịch sử khoa bảng Việt Nam, ông còn được đích thân vua phong là ‘Khai quốc trạng nguyên’. Tên của ông được đặt cho 1 con đường ở trung tâm thủ đô Hà Nội ngày nay.