Đời sống

Điểm chung của 6 tỷ phú đô la VN khi học ĐH: Ông Phạm Nhật Vượng, bà chủ Vietjet đều chọn ngành này

Điểm chung của 6 tỷ phú đô la VN khi học ĐH: Ông Phạm Nhật Vượng, bà chủ Vietjet đều chọn ngành này

Theo thống kê của tạp chí Forbes (Mỹ), Việt Nam hiện có 6 đại diện lọt vào danh sách tỷ phú thế giới gồm Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang.

Ít ai biết rằng, trước khi gây dựng đế chế tỷ đô, những tỷ phú này cũng đã từng có khoảng thời gian “đèn sách” vất vả trên ghế nhà trường. Đáng chú ý, điểm chung của những tỷ phú này là đều có xuất phát điểm từ 2 khối ngành kinh tế và kĩ thuật.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Vingroup: Ngành kinh tế và địa chất

pham-nhat-vuong-1688615670.jpeg
 

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện đang là người giàu nhất Việt Nam. Từ hồi còn là cậu thanh niên ông Phạm Nhật Vượng đã thuộc tầng lớp thanh niên ưu tú. Vào những năm 1980, Việt Nam gửi nhiều sinh viên đạt thành tích xuất sắc sang học tập tại Liên Xô, ông Phạm Nhật Vượng cũng là 1 trong số đó. Ông là cựu học sinh khoá 9 (1982 – 1985) tại trường THPT Kim Liên, sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông Vượng thi đỗ vào trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội. Đếnnăm 1987, nhờ thành tích xuất sắc về toán học, ông Vượng giành suất học bổng du học tại Học viện địa chất Moscow, chuyên ngành kinh tế và địa chất.

Sau khi tốt nghiệp và kết hôn với người bạn gái thời đại học, vợ chồng ông Vượng chuyển tới thành phố Kharkov, mở một cửa hàng ăn lấy tên Việt Nam Thăng Long. Sau đó, ông khởi nghiệp với thương hiệu mì gói Mivina, mở đầu cho hành trình gây dựng khối tài sản hàng tỷ USD cũng như Tập đoàn đa ngành lớn nhất Việt Nam - Vingroup.

Tỷ phú Trần Đình Long – Chủ tịch Hòa Phát: Ngành Toán kinh tế

hoangha-1688615667.jpg
 

Được mệnh danh là “vua thép” Trần Đình Long, ít ai biết rằng ông Trần Đình Long vốn học rất giỏi môn văn và thường có tên trong đội tuyển học sinh giỏi của trường từ thời đi học. Dù vậy, ông lại theo học chuyên ngành Toán kinh tế của Đại học Kinh tế Quốc dân.

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo - Chủ tịch HĐQT VietJet Air: ngành điều khiển học kinh tế, tài chính tín dụng, quản lý kinh tế

ba-thao1-16346384503761415867559-1688615667.jpg
 

Trước khi xây dựng “đế chế” của riêng mình với khối tài sản lên đến 2,1 tỷ USD, bà Nguyễn Thị Phương Thảo từng thi đỗ Đại học Ngoại thương. Nhưng sau đó, bà không học ở Việt Nam mà đi du học ở Đông Âu và được biết đến nhờ thành tích học tập xuất sắc.

Bà có 2 bằng cử nhân và 1 bằng Tiến sĩ. Bà tốt nghiệp tiến sĩ Học viện Mendeleev ngành điều khiển học kinh tế. Đồng thời nữ tỷ phú này lấy bằng cử nhân ngành tài chính tín dụng tại Học viện Thương mại Moscow và cử nhân ngành Quản lý kinh tế lao động tại trường Kinh tế quốc dân Moscow.

Tỷ phú Hồ Hùng Anh – Chủ tịch Techcombank: Ngành kĩ sư điện, quản trị nhân lực

0234-ho-hung-anh-1017260-1688615663.jpg
 

Năm 1987, tỷ phú Hồ Hùng Anh thi đỗ vào khóa 22 đào tạo Kỹ sư tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. Nhờ thành tích học tập xuất sắc, ông được Bộ Quốc phòng cử đi du học ngành Kỹ thuật quân sự tại Liên Xô. Sau đó, ông chuyển sang theo học ngành Kỹ sư điện tại trường Đại học Bách Khoa Kiev, Ukraine. Ngoài ra, ông cũng có một bằng thạc sĩ Quản trị nguồn nhân lực tại Đại học Giao thông đường bộ Moskva.

Tỷ phú Trần Bá Dương – Chủ Tịch Thaco: Ngành máy nâng chuyển bốc xếp

tran-ba-duong-crop-4038-158226-5170-8118-1676521909-1688615673.jpg
 

Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương theo học và có bằng cử nhân Đại học Bách khoa TP.HCM chuyên ngành Máy nâng chuyển bốc xếp. Sau khi tốt nghiệp, ông Dương xin làm công nhân sửa chữa ô tô, sau đó dần được đề xuất lên vị trí quản lý.

Năm 1997, ông sáng lập Thaco, phát triển từ bán x echo đến lắp ráp xe cho các thương hiệu quốc tế như Mazda, Kia và Peugeot.

Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang – Chủ Tịch Masan: ngành Quản trị kinh doanh, Vật lý hạt nhân

masan-36-7596-1617073601-1688615667.jpg
 

Không giống những tỷ phú khác, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang từng học trái ngành. Ông từng có thành tích học tập cực khủng trong ngành kỹ thuật và là gương mặt tiêu biểu của "thế hệ vàng" du học sinh Việt Nam tại Đông Âu những năm 1980-1990.

Sau 10 năm du học, ông tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) của Đại học Kinh tế Nga Plekhanov. Bên cạnh đó, còn có trong tay tấm bằng Tiến sĩ Vật lý hạt nhân tại Đại học Vật lý ứng dụng - Viện Hàn lâm khoa học Belarus. Sau khi hoàn thành chương trình học, ông trở về nước công tác tại Viện khoa học Việt Nam rồi trở lại Nga để “buôn” mì gói.

 

Trở thành tỷ phú Vietlott cùng 1 ngày, 3 người đàn ông tiết lộ sự thật đằng sau việc trúng thưởng

Bỗng dưng sở hữu số tiền hàng chục tỷ đồng, trở thành tỷ phú chỉ sau 1 đêm, 3 người đàn ông chia sẻ sự thật đằng sau gây ngỡ ngàng.