Đời sống

Kỷ niệm 96 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam: Những mốc son chói lọi trong lịch sử báo chí

Kỷ niệm 96 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam: Những mốc son chói lọi trong lịch sử báo chí

Từ khi ra đời cho đến nay (21/6/1925 - 21/6/2021), báo chí cách mạng Việt Nam đã đồng hành và phát triển cùng dân tộc, góp phần làm nên những thành tựu vĩ đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Cùng điểm lại những mốc son chói lọi trong lịch sử báo chí Cách mạng Việt Nam:

- 15/4/1865: Gia Định báo - tờ báo quốc ngữ Việt Nam đầu tiên - ra số 1 tại Sài Gòn, đánh dấu cột mốc khởi nguyên của lịch sử báo chí Việt Nam.

- Ngày 21.6.1925: Báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên, khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam và ngày đó sau này được trang trọng chọn làm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

- Ngày 24.4.1937: Hội nghị báo giới Bắc Kỳ tổ chức lần thứ nhất tại Hà Nội.

- Ngày 9.6.1937: Hội nghị báo giới Bắc Kỳ tổ chức lần thứ nhì và ra quyết định: “Nghiên cứu phương hướng và lập nghiệp đoàn báo giới toàn quốc”.

- Ngày 1.9.1945: Tờ Việt Nam Dân quốc Công báo - tiền thân của Công báo hiện nay - ra đời tại Hà Nội.

- Ngày 7.9.1945: Thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam - báo nói quốc gia.

lich-su-ngay-bao-chi-cach-mạng

- Ngày 15.9.1945: Việt Nam thông tấn xã - hãng thông tấn chính thức của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - ra đời tại Hà Nội.

- Ngày 27.12.1945: Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa cho phép thành lập Đoàn Báo chí Việt Nam - tiền thân của Hội Nhà báo Việt Nam hiện nay - do nhà báo Tiên Đàm (Nguyễn Tường Phượng) làm Chủ tịch.

- Ngày 4.4.1949: Tại Việt Bắc, khai giảng trường lớp học về báo chí đầu tiên trong lịch sử nước ta mang tên Huỳnh Thúc Kháng do Đoàn Báo chí kháng chiến mở để đào tạo cán bộ viết báo, thu hút gần 50 học viên.

- Ngày 21.4.1950: Tại Thái Nguyên, tiến hành Đại hội lần I Hội Những người viết báo Việt Nam; đồng chí Xuân Thủy được bầu làm Chủ tịch.

- Ngày 2.6.1950: Chính phủ chính thức quyết định công nhận Hội Những người viết báo Việt Nam và để hội gia nhập Mặt trận Liên Việt.

- Tháng 7.1950: Tổ chức Báo chí quốc tế (OIJ) nhóm họp ở Phần Lan đã công nhận Hội Những người viết báo Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức này.

- Ngày 11.3.1951: Báo Nhân Dân của Trung ương Đảng ra số đầu tiên.

- Ngày 7-8.9.1962: Tại Đại hội lần III, Hội Những người viết báo chính thức đổi tên thành Hội Nhà báo Việt Nam cho đến nay.

- Ngày 7.9.1970: Thành lập Đài Truyền hình Việt Nam.

anh-1-phia-sau-ban-tin-covid-19-1_sait

- Ngày 7.7.1976: Sau khi miền Nam giải phóng, Tổ quốc thống nhất, Hội Nhà báo Việt Nam cùng với Hội Những người viết báo yêu nước và dân chủ miền Nam hợp nhất thành Hội Nhà báo Việt Nam, hoạt động trên phạm vi cả nước.

- Ngày 5.2.1985: Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa V) đã ra Quyết định số 52-QĐ/TW chính thức lấy ngày 21.6 hằng năm làm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

- Tháng 2.1997: Tạp chí Quê hương điện tử của Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao ra số 1, trở thành báo điện tử đầu tiên của Việt Nam.

- 1991: giải báo chí toàn quốc lần thứ 1, trao cho những tác phẩm báo chí xuất sắc.

- 3/2/2017: giải Búa liềm vàng lần thú nhất: giải báo chí trao hàng năm cho những tác phẩm báo chí xuất sắc viết về xây dựng Đảng.

- 2021: Cả nước có 779 cơ quan báo chí, trên 21 nghìn nhà báo được cấp thẻ hành nghề.

 

Lịch sử của Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6: Kỷ niệm 96 năm đầy vang dội

(Techz.vn) Từ khi ra đời cho đến nay, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước ngoặt vượt bậc, phát triển cùng dân tộc và góp phần làm nên thành tựu vĩ đại trong công cuộc bảo vệ và xây dựng tổ quốc.