Khám phá mới

Loài cây sống hơn 300 năm đã phát triển 1 ‘vũ khí’ bí mật để thích nghi ở nơi lạnh nhất Trái Đất

Loài cây sống hơn 300 năm đã phát triển 1 ‘vũ khí’ bí mật để thích nghi ở nơi lạnh nhất Trái Đất

Đây là 1 loài thực vật kì diệu với khả năng định hướng độc đáo, được mệnh danh ‘người dẫn đường’ bí ẩn của thiên nhiên.

Bắc Cực và Nam Cực là 2 vùng có khí hậu khắc nghiệt nhất Trái Đất với nhiệt độ thấp nhất có thể lên tới -40 độ C. Đây là môi trường cực lạnh, rất khó khăn cho các loài thực vật sinh trưởng.

Thế nhưng, ở quần đảo Svalbard của Bắc Cực, người ta đã tìm thấy 1 loài cây được gọi là cây la bàn, tên khoa học là Silene acaulis đã sinh tồn vĩ đại ở nơi cực lạnh này hơn 300 năm.

3-1710734787.JPG
 

Để sống sót ở 1 nơi có nhiệt độ quanh năm lạnh, khi mùa xuân ấm áp thì nền nhiệt -10 độ không phải là điều dễ dàng. Sự thành công này bắt nguồn từ 1 vũ khí bí mật, 1 hệ thống sưởi ở trung tâm của cây la bàn. Mái vòm xốp đón ánh sáng mặt trời suốt cả ngày, hấp thụ năng lượng từ đó. Dù nhiệt độ không khí vẫn dao động ở mức đóng băng nhưng bên trong vòm có thể ấm tới 30 độ C, nhưng không đều nhau. Khi mặt trời di chuyển quanh đường chân trời, cường độ ánh sáng cũng biến đổi, mặt phía Nam của cây la bàn nhận lượng nhiệt lớn hơn nhiều so với mặt phía Bắc. Vì vậy, khi những bông hoa nở, chúng cũng đồng bộ với mặt trời từ nam sang bắc. Những bông hoa nở to hơn sẽ thuộc hướng Nam còn những bông hoa nở muộn sẽ thuộc hướng Bắc.

ndt1-1710734796.png
 

Ở trong môi trường thiếu dưỡng chất trầm trọng, hoa la bàn có khả năng tự sản sinh ra chất nuôi sống mầm. Lớp lá chết bên trong lớp vòm sẽ tự động thành phân bón cho lớp đất ở dưới. Hoa la bàn có màu hồng rực như hoa mười giờ, chúng mọc thành từng vòm nằm rải rác trên các mảng núi tuyết. Vòng đời của hoa la bàn chỉ khoảng 1 tuần, tuy nhiên ở nơi cực lạnh chúng có thể tồn tại đến cả tháng.

Những nhà thám hiểm thời xưa đã chú ý đến điều này đầu tiên và dựa vào loại cây đặc biệt này để tìm đường giống như 1 chiếc la bàn.