Đời sống

Loại hạt 'nhỏ mà có võ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây

Loại hạt 'nhỏ mà có võ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây

Kỷ tử có tên gọi khác là câu kỷ, khủ khởi, khởi tử… là loại quả mọng, màu đỏ tuơi vừa là thực phẩm mà cũng vừa là 1 vị thuốc trong Đông y được sử dụng nhiều ở Châu Á. Kỷ tử được trồng nhiều nhất ở các tỉnh miền núi như Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái. Ngoài ra có thể tìm thấy kỷ tử ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Tại Việt Nam, kỷ tử sẽ được phơi khô và bán ra với giá khoảng 30.000 – 40.000 đồng/kg.

1

Kỷ tử được ví như “kim cương đỏ” của Việt Nam bởi nó rất giàu vitamin C, các chất khoáng như photpho, canxi, sắt…Kỷ tử có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:

Tăng cường miễn dịch: Hạt kỷ tử có chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại. Các gốc tự do có thể góp phần gây ra các bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch và tiểu đường.

Bảo vệ thị lực: Hạt kỷ tử có chứa các carotenoids, là chất dinh dưỡng cần thiết cho thị lực. Các carotenoids giúp bảo vệ mắt khỏi các tổn thương do ánh sáng gây ra.

Tăng cường chức năng não bộ: Hạt kỷ tử có chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ não khỏi các tổn thương. Các chất chống oxy hóa cũng giúp cải thiện chức năng nhận thức và trí nhớ.

Cải thiện sức khỏe tim mạch: Hạt kỷ tử có chứa các chất chống oxy hóa và chất béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Điều này có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch…

ky_tu_nau_che_cung_hat_sen_thom_ngon_tai_nha_1_b4a71ec4af

Có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, giá hạt kỷ tử tại Việt Nam trung bình khoảng 300.000 – 400.000 đồng/kg thế nhưng ở Đức giá loại hạt này lại đắt gấp 10 lần do nhu cầu của người tiêu thụ ở nước này tăng cao. Tính đến nay, mỗi năm nước Đức tiêu tốn khoảng 50 triệu EUR (1.400 tỷ đồng) để nhập khẩu hạt kỷ tử. Đây là loại thực phẩm được người Đức đặt cho danh xưng “vua của các loài trái cây”. Ước tính mỗi năm Đức tiêu tốn khoảng 50 triệu EUR (1.400 tỷ đồng) để nhập khẩu hạt kỷ tử.

Hầu hết các siêu thị hữu cơ lớn ở Đức đều bày bán hạt kỷ tử với tên gọi “Goji-Beeren”. Sản phẩm này được bày bán chung với diêm mạch, quả Acai, hạt dền đỏ và được gọi chung là “đồ ăn siêu cấp”.

20210408_010736_831885_hat-ky-tu-2-max-1800x1800

Trước kia, 99% hạt kỷ tử ở Đức được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên giờ đây, ngành trồng kỷ tử ở các nước châu Âu bắt đầu nở rộ. Năm 2017, các doanh nghiệp của Pháp và Đức đã cùng hợp tác và đưa ra dự án trồng kỷ tử trong thời gian 20 năm. Mục tiêu là trồng được hơn 7 triệu cây kỷ tử vào năm 2038 để thay thế việc nhập khẩu từ các nước châu Á.