Đời sống

Cô gái ngỡ ngàng khi đi khám nhận được thông báo mang thai và sắp sinh: ‘Hôm qua em vừa có kinh’

Sau khi đến bệnh viện khám vì nhầm tưởng đau bụng kinh, cô gái 21 tuổi ngỡ ngàng khi nhận được thông báo mang thai và sắp sinh.

Mới đây, cô gái họ Chu, 21 tuổi, sống tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) ngỡ ngàng khi phát hiện mình mang thai và sắp sinh. Bởi ban đầu, cô đến viện khám vì tưởng rằng bị đau bụng kinh.

Co-gai-ngo-ngang-khi-di-kham-nhan-duoc-thong-bao-mang-thai-va-sap-sinh-hom-qua-em-vua-co-kinh

Được biết, Tiểu Chu đã kết hôn và có lối sống thiếu khoa học, ít vận động trong thời gian dài khiến cân nặng tăng lên hơn 150 cân (khoảng 75 kg). Khi cảm thấy đau bụng dữ dội, cô nghĩ mình bị đau bụng kinh nên đến khám tại khoa phụ sản của Bệnh viện Nhân dân thứ hai Tiêu Sơn.

Co-gai-ngo-ngang-khi-di-kham-nhan-duoc-thong-bao-mang-thai-va-sap-sinh-hom-qua-em-vua-co-kinh-5

“Bác sĩ ơi, hôm qua em vừa có kinh, nhưng hôm nay bụng cứ đau âm ỉ, lại hay buồn đi vệ sinh…”, cô nói với bác sĩ trong lúc khó chịu vì đau bụng dữ dội.

Tuy nhiên, sau khi thăm khám, bác sĩ vô cùng bất ngờ khi phát hiện cổ tử cung của cô đã mở lớn. Tức là cô đang trong quá trình chuyển dạ chứ không phải bị đau bụng kinh.

Co-gai-ngo-ngang-khi-di-kham-nhan-duoc-thong-bao-mang-thai-va-sap-sinh-hom-qua-em-vua-co-kinh-6

Theo chia sẻ của Tiểu Chu, do bản thân có tiền sử kinh nguyệt không đều nên dù đã tắt kinh nhiều tháng cũng không mấy để ý. Hơn nữa, lượng mỡ dày tích tụ ở bụng đã che lấp các dấu hiệu bụng to do mang thai, khiến bản thân cô và gia đình không hề nhận ra những thay đổi trong cơ thể. 

Nói về lượng máu chảy ra mà cô tưởng là máu kinh, bác sĩ cho biết thực chất đó là hiện tượng ra máu khi mang thai. Do thiếu kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản và không được theo dõi thai kỳ đầy đủ, Tiểu Chu đã khiến bản thân đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình sinh nở, đồng thời làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng cho cả mẹ và bé. Rất may, nhờ sự nỗ lực của đội ngũ y tế, ca sinh đã diễn ra thuận lợi và cả hai mẹ con đều an toàn.

Co-gai-ngo-ngang-khi-di-kham-nhan-duoc-thong-bao-mang-thai-va-sap-sinh-hom-qua-em-vua-co-kinh-8

Các bác sĩ khuyến cáo: Phụ nữ cần nâng cao ý thức tự chăm sóc sức khỏe, chủ động theo dõi và ghi chép chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu, màu sắc máu kinh… Đồng thời nên đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm các bất thường. Trong trường hợp bị chậm kinh hoặc ra máu bất thường, cần nhanh chóng kiểm tra nguyên nhân. Nếu có các triệu chứng như tiểu nhiều, buồn nôn, tức ngực… cần lưu ý khả năng mang thai.

Đặc biệt, đối với người thừa cân, lượng mỡ ở vùng bụng có thể che giấu sự thay đổi về kích thước tử cung, gây khó khăn trong việc nhận biết dấu hiệu mang thai. Do đó, có thể theo dõi thêm các biểu hiện như thay đổi vòng eo (không phải do mỡ bụng đơn thuần), cảm nhận thai máy… để nhận biết. Ngoài ra, béo phì cũng có thể gây rối loạn nội tiết, làm chu kỳ kinh nguyệt không đều. Nếu tắt kinh từ một đến hai chu kỳ trở lên, cần chủ động kiểm tra xem có mang thai hay không.

Theo Sohu!.