Thế giới

Thông tin ít ai biết về Tân Giáo hoàng Leo XIV - từng được cố Giáo hoàng Francis đánh giá rất cao

Thông tin Hồng y Robert Francis Prevost đắc cử, trở thành Giáo hoàng Leo XIV, đánh dấu lần đầu trong lịch sử Giáo hội có lãnh đạo là người Mỹ.

Vào tối ngày 8/5 (đêm 8/5 giờ Hà Nội), sau 4 vòng bỏ phiếu, Mật nghị Hồng y tại Vatican đã bầu được tân Giáo hoàng. Cụ thể, lúc 18h08 phút, đám đông tập trung tại Quảng trường Thánh Peter reo hò khi khói trắng bốc lên từ ống khói Nhà nguyện. Bởi điều này đồng nghĩa với việc các hồng y đã chọn được người lãnh đạo mới của Giáo hội Công giáo.

Thong-tin-it-ai-biet-ve-tan-giao-hoang-leo-xiv-tung-duoc-co-giao-hoang-francis-danh-gia-rat-cao

Từ ban công của Vương cung Thánh đường Thánh Peter, Hồng y Trưởng đẳng Phó tế Dominique Mamberti tuyên bố với thế giới rằng: "Tôi xin loan báo cho mọi người một tin trọng đại. Chúng ta đã có Giáo hoàng".

Theo đó, tân Giáo hoàng là Hồng y Robert Francis Prevost, 69 tuổi, đến từ thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ. Ông là Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Công giáo và là Giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử là người Mỹ.

Thong-tin-it-ai-biet-ve-tan-giao-hoang-leo-xiv-tung-duoc-co-giao-hoang-francis-danh-gia-rat-cao-1

Sau tuyên bố của Hồng y Trưởng đẳng Phó tế Dominique Mamberti, tân Giáo hoàng xuất hiện trên ban công Vương cung Thánh đường Thánh Peter để gửi lời chào đến các tín đồ và cả thế giới.

"Cầu bình an đến các anh chị em. Đây là lời chào đầu tiên từ Chúa Phục sinh, và tôi cũng muốn gửi lời chào bình an này tới trái tim và gia đình chúng ta", Giáo hoàng Leo XIV nói.

Thong-tin-it-ai-biet-ve-tan-giao-hoang-leo-xiv-tung-duoc-co-giao-hoang-francis-danh-gia-rat-cao-2

Dưới đây là 10 thông tin đáng chú ý về tân Giáo hoàng Leo XIV

1. Hồng y “ít mang bản sắc Mỹ nhất” trong số các hồng y Mỹ

Tại Vatican, Hồng y Prevost được coi là vị hồng y “ít mang bản sắc Mỹ nhất” trong số các hồng y Mỹ. Bởi ông đã dành 1 thập kỷ để làm việc tại tại Trujillo, Peru và trở thành giám mục của Chiclayo - một thành phố ở Peru suốt từ năm 2014 đến năm 2023. 

Không chỉ thế, Giáo hoàng Leo XIV còn thông thạo 5-6 thứ tiếng. Trong đó, phải kể đến tiếng Tây Ban Nha và tiếng Italy.

2. Giáo hoàng Leo XIV từng được cố Giáo hoàng Francis đánh giá cao

Theo phóng viên của CNN tại Vatican Christopher Lamb, cố Giáo hoàng Francis "tôn trọng và đánh giá rất cao" Hồng y Prevost. Không chỉ thế, phóng viên CNN còn từng có cơ hội gặp Giáo hoàng Leo XIV khi ông còn là hồng y và cảm nhận rõ ông là "một người rất chu đáo, điềm tĩnh".

3. Thành viên dòng Augustinô

Suốt hơn một thập kỷ qua, giáo hoàng Leo đã lãnh đạo dòng tu Augustinô với tư cách tổng quyền. Đây được biết đến là một dòng tu có mạng lưới trải rộng trên toàn thế giới.

4. Có bề dày kinh nghiệm lãnh đạo

Vào tháng 1/2023, ông được Giáo hoàng Francis phong làm tổng giám mục tháng, là Hồng y từ năm 2024 và gần đây phụ trách Thánh Bộ Giám mục của Vatican. Theo đó, ông chịu trách nhiệm đánh giá các ứng viên giám mục và đưa ra khuyến nghị cho các cuộc bổ nhiệm mới. Ông cũng từng giữ chức chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về châu Mỹ Latinh.

5. Có mục tiêu truyền giáo

Trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News, Hồng y Prevost từng nói rằng: “Đến nay, tôi vẫn coi mình là một nhà truyền giáo”. Tại một cuộc phỏng vấn khác, Giáo hoàng Leo XIV còn cho biết quãng thời gian sống ở Peru là trải nghiệm đã định hình ông nhiều nhất.

6. Mang 2 quốc tịch Mỹ và Peru

Theo Cơ quan Đăng ký Di cư Quốc gia Peru, vị Giáo hoàng sinh ra ở Mỹ đã nhập quốc tịch Peru tháng 8.2015.

7. Tên hiệu Leo XIV thể hiện rõ sự cam kết với người nghèo

Trước Hồng y Prevost, Giáo hoàng gần nhất lấy tên hiệu Leo là Giáo hoàng Leo XIII, một giáo hoàng đứng về phía người nghèo và đứng lên bảo vệ tầng lớp lao động. 

Trong khoảng thời gian từ năm 1878 đến năm 1903, Giáo hoàng Leo XIII đã lãnh đạo giáo hội, nhấn mạnh mạnh mẽ quyền của người lao động và học thuyết xã hội Công giáo.

8. Có cùng định hướng với cố Giáo hoàng Francis

Tân Giáo hoàng Leo XIV dự kiến tiếp tục thực hiện những cải cách trong việc thúc đẩy một giáo hội toàn cầu cởi mở và bao dung hơn của cố Giáo hoàng Francis.

Tuy nhiên, nhiều người kỳ vọng Giáo hoàng Leo XIV sẽ dẫn dắt theo phong cách riêng. Trước đó, về các vấn đề xã hội như di cư và nghèo đói, ông có xu hướng thiên về lập trường tiến bộ. Còn với những vấn đề luân lý liên quan đến giáo lý Công giáo, Giáo hoàng Leo XIV được cho là sẽ giữ quan điểm ôn hòa, trung dung.

9. Tốt nghiệp ngành Toán tại Villanova, Mỹ

Hồng y Prevost lấy bằng cử nhân Toán học tại Đại học Villanova (bang Pennsylvania, Mỹ), sau đó tiếp tục nhận bằng Thần học tại Liên hiệp Thần học Công giáo Chicago, Mỹ. 

Sau đó, Giáo hoàng Leo XIV được gửi đến Roma để theo học giáo luật, và trong chặng đường sự nghiệp sau này, ông từng giảng dạy giáo luật tại Đại chủng viện ở Trujillo, Peru.

10. Yêu thích quần vợt

“Tôi tự nhận mình là một tay vợt nghiệp dư khá ổn. Kể từ khi rời Peru, tôi ít có dịp luyện tập, nên rất mong sớm được trở lại sân đấu" - Hồng y Prevost chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với dòng Augustinô ngay sau khi được phong hồng y. Ông cũng cho biết trong thời gian rảnh, ông thích đọc sách, đi bộ và du lịch.