Sau khi TT Trump từ chối trừng phạt Nga, Ukraine lập tức đưa ra kế hoạch cứng rắn cùng 27 quốc gia
Mới đây, Ukraine đã đưa ra một bản đề xuất nhằm kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) có lập trường cứng rắn và độc lập hơn trong vấn đề trừng phạt Nga.
Sau khi Tổng thống Donald Trump rút lại ý định siết chặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, Ukraine lập tức xem xét gửi bản đề xuất kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) có lập trường cứng rắn và độc lập hơn trong vấn đề trừng phạt.

Trong đó, bản đề xuất đề của Ukraine cập đến việc tịch thu các tài sản của Nga và áp dụng trừng phạt đối với một số bên mua dầu nước này. Điều đáng nói, có thể bao gồm Ấn Độ và Trung Quốc - một bước đi táo bạo mà EU vẫn còn do dự.
Không chỉ thế, bản đề xuất còn đề nghị EU xem xét áp dụng cơ chế quyết định theo đa số trong vấn đề trừng phạt. Mục đích để tránh việc một quốc gia thành viên có thể phủ quyết các biện pháp chung, vốn đang đòi hỏi sự đồng thuận tuyệt đối. Tuy nhiên, đến nay, Ủy ban châu Âu hiện chưa bình luận gì về bản đề xuất của Ukraine.
Theo báo Wall Street Journal, vào ngày 19/5, ngay sau cuộc điện đàm với Tổng thống Putin, ông Trump đã có cuộc thảo luận với các lãnh đạo châu Âu. Trong cuộc thảo luận, ông nói rằng Tổng thống Putin không sẵn sàng ngừng bắn ở Ukraine vì ông ấy tin rằng Nga đang ở thế thượng phong.
“Sự thừa nhận này là điều mà các nhà lãnh đạo châu Âu đã đánh giá được từ trước, nhưng đây là lần đầu tiên họ nghe điều đó từ ông Trump. Nó cũng trái ngược với những gì ông Trump thường nói trước công chúng”, nguồn tin cho hay.
Về phía Tổng thống Trump, ông cũng không đồng ý với yêu cầu của Tổng thống Zelensky và các nhà lãnh đạo châu Âu về việc tăng cường sức ép lên Nga. Bởi ông muốn thực hiện các cuộc đàm phán hòa bình trước khi áp thêm lệnh trừng phạt.
“Tôi chưa có ý định áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới với Nga. Mọi quyết định về vấn đề này là do tôi đưa ra, không cần ý kiến của ai khác. Chúng ta sẽ theo dõi mọi động thái của Moscow, nhất là trong thời điểm nhạy cảm như hiện tại”, ông Trump tuyên bố.

Trước động thái của ông Trump, EU và Anh vẫn tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga vào ngày 20/5, đồng thời tuyên bố vẫn hy vọng Mỹ sẽ đồng hành. Trong khi đó, các nước châu Âu đang công khai bàn bạc cách duy trì áp lực lên Nga mà không cần sự hỗ trợ của Mỹ.
Vào ngày 21/5, ông Sergey Lavrov - Ngoại trưởng Nga đã lên tiếng chỉ trích các nhà lãnh đạo châu Âu đang kêu gọi Mỹ gia tăng trừng phạt, đồng thời khẳng định Moscow sẽ không tìm kiếm các đề xuất kiểu “ngừng bắn trước, thương lượng sau”.
“Nga đã từng trải qua vấn đề này vào năm 2022. Chúng tôi sẽ không chấp nhận bất kỳ đề xuất ngừng bắn tạm thời nào nữa, Nga cần một thỏa thuận hòa bình có thể giải quyết căn nguyên của cuộc xung đột. Dù Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Keir Starmer hay Chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Leyen có kêu gọi thế nào đi nữa, chúng tôi sẽ không lặp lại vết xe đổ này”, ông Lavrov nhấn mạnh.

Theo Tổng thống Putin, lập trường của Nga là hướng đến một giải pháp dài hạn, giải quyết các “nguyên nhân cốt lõi của cuộc xung đột, thay vì chỉ tìm kiếm lệnh ngừng bắn mang tính tạm thời.