Đời sống

Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới nhất của pháp luật?

Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới nhất của pháp luật?

Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, người dân bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo Điểm i, điểm k khoản 2, điều 6 và khoản 3 điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

"Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật".

"Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Lưu ý: Từ ngày 01/01/2022, Chính phủ ban hành nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 100/2019/NĐ-CP trong đó quy định tăng mức phạt hành chính đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm (tăng số tiền phạt gấp đôi). Cụ thể theo điểm b, khoản 4, điều 2 nghị định số 123/2021/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm là từ: 400.000 đồng đến 600.000 đồng".

Về mức xử phạt cụ thể số tiền là bao nhiêu được quy định tại khoản 4, điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:

"...4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt".

Khi tham gia giao thông có đội mũ nhưng không cài quai đúng quy định thì có bị phạt tiền không?

Theo quy định tại khoản 3 điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt người ngồi trên xe máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

"Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ".

Có bị lập biên bản khi bị phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm không?

Theo Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:

"Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt".

 

7 danh nhân tuổi Tý lừng lẫy Việt Nam: Có danh tướng nổi tiếng dưới thời vua Lê Thái Tổ

Theo tử vi phương Đông, trong 12 con giáp, chuột được chọn là con vật tiên phong, dẫn đầu, bởi vậy những người thuộc tuổi này thường có tài năng lãnh đạo, quản lý rất tốt. Có lẽ vì thế lịch sử Việt có rất nhiều danh nhân tuổi Tý thành lừng lẫy, trong đó điển hình nhất phải kể đến danh tướng Nguyễn Xí.