Khoa học thưởng thức

Những bí ẩn chưa từng tiết lộ trong các bức tranh Ai Cập cổ đại ở nghĩa địa

Những bí ẩn chưa từng tiết lộ trong các bức tranh Ai Cập cổ đại ở nghĩa địa

Một nghiên cứu mới cho thấy hơn 3.000 năm trước, các nghệ sĩ Ai Cập cổ đại đã vẽ một bức chân dung hoàng gia được phát hiện trong một ngôi mộ tại một nghĩa địa rộng lớn.

Theo một nghiên cứu mới được công bố vào ngày 12/7 trên tạp chí PLOS One, bức tranh vẽ pharaoh Ramesses II (trị vì khoảng năm 1279 TCN đến năm 1213 TCN), nằm trong lăng mộ của một quan chức tên là Nakhtamun, người được chôn cất gần Thebes (Luxor ngày nay). Trong bức tranh, pharaoh có râu trên mặt và đang đối mặt với một nhân vật không thể nhìn rõ các đường nét.

ni1-1689223546.jpg
 

Điều này đã khiến các học giả trước đây suy đoán rằng bức tranh vẽ pharaoh đang để tang cho cái chết của cha mình, pharaoh Seti I (trị vì khoảng năm 1294 TCN đến 1279 TCN). Nhưng một bản quét mới của bức chân dung lại cho thấy điều ngược lại. Các nhà khoa học đã sử dụng một kỹ thuật sử dụng tia X để xác định thành phần hóa học của một vật thể, nhóm nghiên cứu đã quét bức tranh Ramesses II và một tác phẩm nghệ thuật khác từ nghĩa địa. Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với cách giải thích mới của nhóm nghiên cứu về bức tranh Ramesses II cũng như với gợi ý của nghiên cứu về thời điểm tác phẩm nghệ thuật này được tạo ra.

ni2-1689223546.jpg
 

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng Ramesses II thực sự đang đối mặt với Ptah, một vị thần Ai Cập cổ đại gắn liền với những người thợ thủ công. Bản quét cho thấy Ramesses II đứng dưới tán cây thờ cúng, trong khi nhân vật đăng quang trước mặt ông rõ ràng là thần Ptah, không phải người cha đã khuất Seti I của ông. Họ cho biết Ramesses II được miêu tả với một quả táo của Adam nhô ra cùng khẳng định về một chi tiết thú vị chưa từng được thể hiện trong nghệ thuật Ai Cập cổ đại.

ni3-1689223546.jpg
 

Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu cũng chia sẻ loại “vòng cổ shebyu” này phổ biến trong triều đại thứ 20 (khoảng năm 1186 TCN đến năm 1070 TCN) nhưng không được sử dụng dưới triều đại của Ramesses II. Theo các nhà nghiên cứu, chiếc cổ áo shebyu đã được sơn lại và thay thế bằng một chiếc vòng cổ "wesekh", một món đồ trang sức phẳng được đeo dưới thời trị vì của Ramesses II. 

Tác giả đầu tiên của nghiên cứu Philippe Martinez, một nhà khảo cổ học phân tử tại Đại học Sorbonne và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) cho biết: “Quả táo của Adam nhô ra trên Ramesses II có thể đã được thêm vào trong quá trình sơn lại này do nhầm lẫn. Không rõ tại sao Ramesses II được miêu tả với râu trên cằm…”.

Peter Brand, giáo sư lịch sử tại Đại học Memphis và là tác giả của cuốn sách " Ramesses II: Pharaoh cuối cùng của Ai Cập " (Lockwood Press, 2023)”, mặc dù không tham gia vào nghiên cứu nhưng ông không đồng ý với một số phát hiện. Brand cho biết nghiên cứu của riêng ông chỉ ra những chiếc vòng cổ shebyu đã được đeo dưới triều đại của Ramesses II và bức tranh ắt hẳn có niên đại muộn trong triều đại của Ramesses II.  Ngoài bức tranh vẽ Ramesses II, nhóm nghiên cứu đã phân tích một bức tranh lăng mộ khác từ nghĩa địa. Đối với bức tranh vẽ chủ nhân ngôi mộ tên là Menna này, bản quét tiết lộ nhiều chi tiết hơn về một cánh tay đã được sơn đè lên nhưng vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Những nghiên cứu và phát hiện mới về bức tranh góp phần giúp các nhà khoa học, khảo cổ học làm sáng tỏ lịch sử các triều đại Ai Cập.

 

Danh tính 'mẹ đẻ' của Quốc kỳ Việt Nam bằng gốm trên đảo Trường Sa Lớn: Cả thế giới có thể nhìn được

Với tổng diện tích 310m2, quốc kỳ Việt Nam bằng gốm thực hiện trên mái tòa nhà hội trường của đảo Trường Sa lớn không chỉ là một kiệt tác nghệ thuật mà còn là công trình tự hào khẳng định chủ quyền quê hương.