Khám phá mới

Danh tính ‘cha đẻ’ của bom nguyên tử, bí mật về loại vũ khí nguy hiểm nhất mà con người tạo ra

Danh tính ‘cha đẻ’ của bom nguyên tử, bí mật về loại vũ khí nguy hiểm nhất mà con người tạo ra

Bom nguyên tử là vũ khí nguy hiểm có sức hủy diệt lớn nhất và gây ảnh hưởng lâu dài đối với con người và môi trường từ trước đến nay. Nhưng ít ai biết người tạo ra nó là ai và câu chuyện ẩn giấu đằng sau loại vũ khí này. Nhà khoa học Julius Robert Oppenheimer (1904 - 1967) là người sáng tạo ra bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới. Vào năm 1942, ông là người đứng đầu dự án Manhattan nghiên cứu và chế tạo bom nguyên tử của Mỹ.

op1-1688098410.jpg
 

Sinh ra tại thành phố New York vào năm 1904, cha đẻ của Julius Robert là một người nhập cư Đức gốc Do Thái trở nên giàu có nhờ buôn vải vóc nhập khẩu. Chỉ sau 3 năm học đại học, ông tốt nghiệp loại xuất sắc tại Đại học Harvard, sau đó nghiên cứu vật lý lý thuyết ở cả Đại học Cambridge, Anh và Đại học Göttingen, Đức, nơi này ông lấy bằng tiến sĩ ở tuổi 23.

Vào năm 1941, Julius Robert được mời tham gia dự án tuyệt mật Manhattan nhằm phát triển vũ khí hạt nhân. Năm 1942, ông được quân đội Mỹ bổ nhiệm làm người đứng đầu phòng thí nghiệm bí mật thử nghiệm bom. Trong quá trình này, ông đã chỉ đạo hàng nghìn nhân viên ở Phòng thí nghiệm Los Alamos.

op3-1688098410.jpg
 

Vào ngày 16/7/1945, vụ nổ hạt nhân đầu tiên trên thế giới được làm nên bởi Oppenheimer và cộng sự tập trung tại bãi thử nghiệm Trinity ở phía nam Los Alamos. Các nhà khoa học thời đó biết rõ quả bom có biệt danh "Gadget" sẽ định hình tương lai thế giới, đồng thời nó có thể kết thúc Thế chiến II. Với hy vọng buộc Nhật Bản đầu hàng thay vì đe dọa sử dụng vũ khí mới, các nhà khoa học đã thành công khi thử nghiệm tiến hành bí mật.

Hai quả bom mà Julius Robert Oppenheimer đã được Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki vào 2 ngày 6/8 và 9/8/1945, hậu quả là ít nhất 110.000 người bị thiệt mạng trong các vụ nổ xóa sổ cả hai thành phố ở quy mô chưa từng thấy trước đây hoặc sau này.

Mặc dù thành tựu khoa học đã hiện lên ngay trước mắt nhưng giới khoa học thời đó vẫn choáng váng trước sinh mạng của vụ tấn công. Sau khi vụ thả bom nguyên tử chấm dứt được vài tuần, Julius Robert đã viết một lá thư cho Bộ trưởng Bộ Chiến tranh để cảnh báo về "sự an toàn của quốc gia này không thể nằm hoàn toàn hoặc chủ yếu ở sức mạnh khoa học hoặc công nghệ. Nó chỉ có thể dựa trên khiến các cuộc chiến tranh tương lai trở nên bất khả thi".

op9-1688098410.jpg
 

Bên cạnh đó, nhà khoa học Julius Robert cũng cho rằng bản thân đã trở thành "kẻ hủy diệt" thế giới với sáng chế vũ khí nguy hiểm. Vào cuối năm 1945, Julius Robert đã có cuộc gặp với Tổng thống Truman sau khi chính thức rời dự án Manhattan. Ông bày tỏ đôi bàn tay của mình đã dính máu những nạn nhân thiệt mạng trong hai vụ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

Sau đó, trong suốt quãng đời còn lại của mình, ông kêu gọi ngăn chặn vũ khí hạt nhân, đồng thời phản đối Mỹ phát triển bom nhiệt hạch mạnh hơn. Julius Robert thành lập Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thế giới và không bao giờ quay trở lại làm việc cho chính phủ, ông qua đời vào năm 1967.

 

Đĩa đơn kỷ niệm 10 năm sự nghiệp nhóm nhạc BTS ‘làm mưa, làm gió’ BXH toàn cầu

Đĩa đơn mới của BTS – ‘Take Two’ đang nhận được rất nhiều sự chú ý từ đông đảo fan hâm mộ trên toàn thế giới.