Đời sống

Tiêu bản 'Cụ rùa' Hồ Gươm được trưng bày trong đền Ngọc Sơn có phải là thật hay không?

Tiêu bản 'Cụ rùa' Hồ Gươm được trưng bày trong đền Ngọc Sơn có phải là thật hay không?

Nhiều người đang thắc mắc tiêu bản cụ rùa Hồ Gươm được trưng bày trong đền Ngọc Sơn có phải thật hay không, sau đây Techz.vn sẽ lý giải cho bạn câu hỏi này nhé!

“Cụ rùa” Hồ Gươm chết vào tháng 1 năm 2016, tháng 4 cùng năm đã có hai chuyên gia người Đức đến Việt Nam để hỗ trợ việc phục chế xác rùa. Phương pháp mà họ lựa chọn để bảo quản nguyên trạng mẫu vật là nhựa hóa giúp hình thái, màu sắc và bộ phận mắt, diền mai vẫn giữ nguyên trạng, thậm chí phương pháp này còn giữ được mẫu vật gồm cả phần xương, sụn sát thực nhất với mẫu sống, không có mùi và rất bền bỉ.

Hiện tại, hai tiêu bản rùa Hồ Gươm đang được trưng bày cạnh nhau trong đền Ngọc Sơn, một tỷ trưng bày xác rùa chết năm 1967, tủ còn lại là xác rùa năm 2016. Để có thể bảo quản rùa, tủ kính trưng bày tiêu bản rùa 2016 phải sử dụng kính chịu lực 2 lớp dàu 1cm, chống ánh sáng và đèn flash, trong suốt, được trang bị hệ thống làm sạch không khí, điều hòa độ ẩm có giá trị tới 3,7 tỷ đồng. Việc theo dõi, ghi chép phải thực hiện hàng ngày để phát hiện hư hỏng từ đó có thể xử lý kịp thời. 

Sau quá trình thực hiện phương pháp nhựa hóa, rùa Hồ Gươm năm 2016 có kích thước dài hơn 2m, rộng 1,1m, trong đó tất cả các bộ phận gồm xương, diềm mai, tứ chi, bộ phận sinh sản… của rùa đều được giữ nguyên. Bộ phận khó nhất trong khi chế tác là mắt bởi phải thể hiện hồn của mẫu vật.

Tên khoa học của rùa hồ Gươm là Rafetus Swinhoei, đây là một loài rùa nước ngọt cực hiếm. Sau khi cụ rùa ở Hồ Gươm qua đời, thế giới chỉ ghi nhận 3 cá thể (một con ở hồ Đồng Mô và 2 con ở Trung Quốc).