Đời sống

Bánh chưng dù ngon đến mấy thì 5 đối tượng này cũng không nên ăn nhiều kẻo sinh bệnh tật

Bánh chưng dù ngon đến mấy thì 5 đối tượng này cũng không nên ăn nhiều kẻo sinh bệnh tật

Tưởng chừng như ai cũng có thể ăn được bánh chưng nhưng trên thực tế, đây là các đối tượng không nên đụng đũa vào chiếc bánh này.

Theo một số nghiên cứu, trong 1 lạng bánh chưng có chứa 181 Kcal; 4,3g chất đạm; 4,2g chất béo; 31,6g chất bột đường; 0,6g chất xơ; 26g canxi; 0,94g sắt; 1,4g kẽm. Nếu ăn quá nhiều bánh chưng sẽ tăng nguy cơ tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, tăng cân nhanh chóng.

Mặc dù món ăn này rất ngon, đặc biệt được nhiều người tiêu thụ trong dịp Tết cổ truyền nhưng bánh chưng không dành cho một số đối tượng sau đây.

Người béo phì thừa cân: Thịt mỡ mà một trong những nguyên liệu vàng trong bánh chưng, do đó những người thừa cân béo phì không nên ăn nhiều bởi có thể bị tích lũy thêm mỡ thừa.

Người hay bị mụn nhọt: Để làm nên hương vị thơm ngon và dẻo thơm, người ta sử dụng gạo nếp nhưng loại gạo này lại có tính nóng, những người nóng trong người, dễ bị mọc mụn nhọt thì cũng nên tránh xa.

Người bị bệnh tiểu đường: Trong thành phần của bánh chưng có nhiều đường, đạm, béo, vitamin, chất khoáng. Để phòng tránh tăng đường huyết, người bị tiểu đường không nên ăn nhiều bánh chưng.

Người có vết thương hở, mới phẫu thuật xong: Nếu bạn vừa trải qua một cuộc phẫu thuật, tiểu phẫu để lại vết thương chưa lành thì chắc chắn bạn nên hạn chế ăn bánh chưng vì gặp nếp khiến vết thương lâu lành và sẽ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

Người bị bệnh thận: Đối tượng cuối cùng không nên tiêu thụ bánh chưng đó chính là người bị bệnh thận, nếu ăn quá nhiều bạn sẽ bị rối loạn mỡ máu, gây tăng mỡ máu và các vấn đề về thận.

*Thông tin trên chỉ là tham khảo.