Đời sống

Loại ớt cay nhất thế giới được Guinness ghi nhận: Cắn một miếng cay khắp người, thậm chí còn bị chuột rút!

Loại ớt cay nhất thế giới được Guinness ghi nhận: Cắn một miếng cay khắp người, thậm chí còn bị chuột rút!

Vào ngày 17/10 trang Popular Science đưa tin Pepper X là giống ớt cay nhất thế giới được tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness ghi nhận vượt xa độ cay của ớt Carolina Reaper đứng đầu trước đó.

Pepper X có độ cay trung bình đạt tới 2,69 triệu SHU (thang đo độ cay Scoville), xét theo thang SHU, 0 biểu thị vị nhạt, ớt jalapeño thông thường có độ cay khoảng 5.000 SHU, nếu so sánh thì xịt hơi cay sử dụng để tự vệ đạt 1,6 triệu SHU.

Hình dáng của quả ớt giống Pepper X có màu vàng xanh, nhiều gờ và rãnh ở dọc thân, 5 người từng thủ ăn loại ớt này miêu tả vị của nó giống với đất sau khi cảm giác cay nóng dịu dần.

Trước đó, loại ớt cay nhất thế giới là Carolina Reaper với 1,64 triệu SHU giữ vững kỷ lục tồn tại suốt 10 năm. Được biết cả hai loại ớt này đều được tạo ra bởi cùng một chuyên gia về về ớt để tăng độ cay. Nhà sáng lập công ty ớt Puckerbutt là Ed Currie, lần đầu tiên giống ớt Carolina Reaper của ông lập kỷ lục vào năm 2013.

Cần mất nhiều năm để tạo ra một giống ớt mới, ông Ed cho hay ớt lai mất khoảng 10 thế hệ để ổn định với các đặc điểm dễ dự đoán và ra quả nhất quán, giống ớt mới Pepper X cay nhất thế giới là giống lai giữa Carolina Reaper và một loại ớt mà ông Ed không tiết lộ. 

Ed Currie bày tỏ: "Tôi cảm nhận được vị cay nóng trong suốt 3,5 giờ. Sau đó, chứng chuột rút xuất hiện. Những cơn chuột rút thật kinh khủng. Tôi phải dựa vào một bức tường cẩm thạch suốt khoảng một giờ trong đau đớn và rên rỉ vì đau".

Nguyên nhân dẫn tới cảm giác cháy bỏng trên là do trong ớt có chứa chất hóa học capsaicin được con người và các động vật có vú khác nhận thức loại chất này như một mối đe dọa khi ăn, truyền tín hiệu cay xè khắp cơ thể chúng ta.

Paul D. Terry - Nhà dịch tễ học ở Đại học Tennessee thông tin thêm, khi chúng ta ăn thức ăn cay thì sẽ gặp hiệu ứng ngắn hạn thay đổi từ tận hưởng cảm giác cay nóng tới vị cay xè khó chịu hơn trên môi, lưỡi và miệng. Bên cạnh đó, những loại thức ăn cay cũng gây ảnh hưởng khó chịu tới đường tiêu hóa, có thể gây nôn mửa và đau đầu. Do đó những người có vấn đề về hệ tiêu hóa cần hạn chế ăn cay.

Ông Ed Currie hy vọng loại ớt ông mới tạo ra sẽ giúp các chuyên gia y tế trong điều trị bệnh mới hoặc giúp người bị đau kinh niên.

 

Thành phố hẹp nhất thế giới: Nơi rộng nhất chỉ 300 mét, bị kẹp giữa sông và núi dốc hiểm trở

Mặc dù giao thông ở thành phố này không được thuận lợi nhưng nhiều người vẫn không có ý định chuyển sang nơi khác để sinh sống.