Khám phá mới

Phát hiện sinh vật giống người ngoài hành tinh, ăn tươi vật chủ khiến giới khoa học sững sờ

Phát hiện sinh vật giống người ngoài hành tinh, ăn tươi vật chủ khiến giới khoa học sững sờ

Mới đây theo Live Science đưa tin, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một loài côn trùng mới gồm loạt con ong ký sinh to lớn trông giống hệt người ngoài hành tinh ở rừng nhiệt đới Peru, một trong những nơi đa dạng sinh học nhất trên thế giới.

Theo đó, nhóm các nhà khoa học ở Amazon tìm thấy một loài ong bắp cày có cái đầu khổng lồ ở Khu bảo tồn quốc gia Allpahuayo-Mishana ở Peru được đặt tên là Capitojoppa amazonica, chsung có màu vàng sáng, đâm vật chủ và hút ra chất lỏng giống như máu trước khi ăn thịt vật chủ từ trong ra ngoài.

Tên chi của nó là sự kết hợp của "capito", ám chỉ cái đầu to và "joppa" vì loài ong bắp cày mới được phát hiện này tương tự như những loài thuộc chi Joppa. 

Brandon Claridge - Nghiên cứu sinh tiến sĩ sinh học tại Đại học bang Utah và các đồng nghiệp đã phát hiện ra loài ong bắp cày kỳ lạ như một phần của quá trình khảo sát dài hạn, trong đó họ đặt bẫy các cấu trúc lớn giống như cái lều để bắt côn trùng bay ở tầng dưới của rừng nhiệt đới. Loài ong bắp cày mới có thể dài tới 0,7 inch (1,7 cm) là loài "nội ký sinh đơn độc", nghĩa là nó đẻ một quả trứng duy nhất bên trong cơ thể vật chủ. Sâu bướm, bọ cánh cứng và thậm chí cả nhện có thể trở thành con mồi của loài ký sinh phàm ăn này. 

Chia sẻ với Live Science Brandon Claridge cho biết: “Sau khi xác định được vị trí và gắn vật chủ, con cái sẽ điên cuồng vuốt ve nó bằng râu của mình. Nếu được chấp nhận, con cái sẽ đẻ một quả trứng vào bên trong vật chủ bằng cách dùng cơ quan đẻ trứng xuyên qua nó… Sau vài ngày, trứng sẽ nở và ấu trùng mới nở sẽ ăn vật chủ từ trong ra ngoài. Những ấu trùng này tiếp tục phát triển bên trong lớp vỏ bảo vệ cứng hoặc nhộng bên trong xác của vật chủ, chỉ xuất hiện khi chúng đã biến thành ong bắp cày trưởng thành".

Ăn vật chủ đã chết có lẽ không phải là hành vi rùng rợn duy nhất của C. amazonica, Claridge miêu tả sau khi đâm vào vật chủ, những con ong bắp cày tương tự sẽ hút máu, chất lỏng giống như máu có ở côn trùng, từ vết thương đang rỉ nước. Ở một số loài, con cái thậm chí sẽ đâm vật chủ bằng cơ quan đẻ trứng và kiếm ăn mà không đẻ trứng vì nó giúp lấy chất dinh dưỡng cho trứng trưởng thành. Được biết loài ong bắp cày C. amazonica chỉ là một trong 109 loài mới được nhóm tìm thấy thông qua bẫy.

 

Tháng 10/2023, 3 con giáp có vận may tốt sẽ gặp nhiều điều thuận lợi từ công việc làm ăn tới cuộc sống

Những con giáp này cần nắm bắt thời cơ vàng để có thể tạo được cú bật trong sự nghiệp cũng như cuộc sống.