Đời sống

Tiết lộ 3 trường hợp đặc biệt ở Việt Nam dù vi phạm luật giao thông cũng không bị phạt tiền

Tiết lộ 3 trường hợp đặc biệt ở Việt Nam dù vi phạm luật giao thông cũng không bị phạt tiền

Căn cứ vào Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định ở Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người vi phạm luật giao thông có thể phải đối diện với các hình thức xử phạt là: Cảnh cáo; Phạt tiền; Tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn/đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

vi-pham-luat-giao-thong-2-1688714001.jpg
 

Trong số đó, cảnh cáo là hình thức xử phạt nhẹ nhất, chủ yếu chỉ là nhắc nhở, khiển trách, giáo dục người vi phạm tránh tái phạm. Dĩ nhiên, khi chỉ bị cảnh cáo thì người vi phạm sẽ không có án tích, không bị ghi vào lý lịch tư pháp.

Trong Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính có nêu rõ, cảnh cáo là hình thức xử lý được áp dụng với mọi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc với hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên (đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi) thực hiện.

vi-pham-luat-giao-thong-4-1688714001.jpg
 

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định rõ các trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ được áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo bao gồm:

Trường hợp 1: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 250.000 - 500.000 đồng với cá nhân, từ 500.000 - 1.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi thi công trên đường bộ đang khai thác không treo biển báo thông tin công trình hoặc treo biển báo thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định.

Trường hợp 2: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 - 100.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: Chăn dắt súc vật ở mái đường; buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường hoặc vào cọc tiêu, biển báo, rào chắn, các công trình phụ trợ của giao thông đường bộ; tự ý leo trèo lên mố, trụ, dầm cầu.

Trường hợp 3: Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô.

vi-pham-luat-giao-thong-3-1688714001.jpg
 

3 trường hợp kể trên có thể chỉ bị xử phạt hành chính, không lập biên bản khi vi phạm luật giao thông. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt sẽ nhận được 1 bản quyết định xử phạt. Trong trường hợp người vi phạm chưa đủ tuổi thành niên (đủ 14 tuổi – dưới 16 tuổi) thì quyết định xử phạt cảnh cáo sẽ được gửi cho cha mẹ hay người giám hộ.

Dù vậy, bất cứ ai cũng nên có ý thức chấp hành luật giao thông, không nên đối phó cho qua. Chấp hành luật giao thông không chỉ để bảo vệ bản thân mà còn là đảm bảo sự an toàn cho người khác.

 

Hé lộ thân thế người Việt Nam đầu tiên mua được ô tô, vượt mặt cả vua Bảo Đại và công tử Bạc Liêu

Có bao giờ bạn thắc mắc ai là người đầu tiên ở Việt Nam sở hữu ô tô? Bất ngờ là người này không phải vị vua ăn chơi – Bảo Đại hay công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy, công tử Cần Thơ Dương Văn Quảng.