Khám phá mới

Việt Nam khiến cả thế giới nghiêng mình nể phục khi là quốc gia duy nhất làm được 1 điều không tưởng

Việt Nam khiến cả thế giới nghiêng mình nể phục khi là quốc gia duy nhất làm được 1 điều không tưởng

Chiến dịch Hà Nội – Điện Biên Phủ cuối năm 1972 là trận chiến mà đến nay thế giới vẫn thường xuyên nhắc lại. Nó được xem là bài học quân sự của nhân loại, minh chứng rõ nhất cho việc không phải cứ có vũ khí hiện đại sẽ chiến thắng. Một chiến công vang danh thế giới đã được Việt Nam làm nên trong 12 ngày đêm khói lửa.

b52-1-1687056165.jpg
 

Thời điểm đó, B52 được xem là siêu pháo đài bay của thế giới, 1 trong 3 vũ khí chiến lược của Mỹ. Người Mỹ gọi đây là quả đấm thép để họ triển khai chiến tranh hiện đại. Một chiếc B52 có thể mang 30 tấn bom. Mỗi lần nó ra trận sẽ có nhiều loại máy bay khác như F4, F100, F111 hỗ trợ. B52 hiện đại đến mức hệ thống làm nhiễu sóng ra đa giúp nó khó bị phát hiện hơn loại thông thường.

b52-3-1687056165.jpg
 

Ngày ấy, Mỹ tuyên bố muốn san phẳng Hà Nội với B52, biến Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá. Các phi công Mỹ được cấp trên khích lệ rằng: “Bay vào Hà Nội chỉ như cuộc dạo chơi trong đêm phương Đông, ở độ cao 10km, đối phương không thể với tới, các bạn chỉ cần ấn nút rồi trở về căn cứ an toàn, sạch sẽ”.

b52-1-1687056165.jpg
 

Trung đoàn 256 Quân khu Việt Bắc (tiền thân của Lữ đoàn Pháo phòng không 297 Quân khu 2 ngày nay), gồm 3 tiểu đoàn phòng không 37 ly, 57 ly, 3 đại đội 100 được giao nhiệm vụ bảo vệ khu gang thép Thái Nguyên và nhà máy điện Cao Ngạn.

b52-8-1687056165.jpg
 
b52-2-1687056165.jpg
 

Vì không có ra đa ngắm bắn vào buổi đêm nên pháo thủ đành phải đánh trực tiếp bằng tay quay từ tín hiệu của ra đa trung tâm. Những đầu đạn 100 ly được chỉnh ngòi nổ ở các độ cao khác nhau như 10, 12 và 14 nghìn mét, cản trở quân địch bằng màn đạn theo phương án tác chiến được định sẵn.

b52-5-1687056165.jpg
 

Khi Mỹ bắt đầu chiến dịch, Trung đoàn 256 Quân khu Việt Bắc cùng nhiều đơn vị khác đã túc trực để đánh máy bay Mỹ, phần nào đỡ áp lực cho Hà Nội. Đêm 18/12/1972, Mỹ bắt đầu ném bom, B52 xuất hiện trên bầu trời Hà Nội. Ngay trong đêm đó, đồng chí Hà Huy Quang – Tham mưu trưởng Trung đoàn đã về Hà Nội nghiên cứu cách thức hoạt động của B52, rút kinh nghiệm từ những đơn vị khác và xây dựng nên kế hoạch tác chiến cho Trung đoàn.

b52-4-1687056165.jpg
 

Ngày 24/12, nhà máy điện Cao Ngạn, ga Lưu Xá, khu gang thép Thái Nguyên lần lượt bị Mỹ đánh ồ ạt. Các đơn vị pháo 37mm, 57mm quyết liệt đánh trả nhưng trung cao 100mm vẫn không ra tay, nhằm dành lực lượng đánh B52.

Tối 24/12, B52 bắt đầu xuất hiện ở độ cao 10 nghìn mét. Trên bản đồ tín hiệu mạng tình báo B1 của Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không không quân hiện lên đường bay của chúng rất rõ. Đến cự ly thích hợp, 18 khẩu 100mm đồng loạt nhả đạn đúng theo phương án, khiến đội hình máy bay chiến thuật và tiêm kích hộ tống bị rối loạn, những chiếc B52 hiện lên rõ mồn một. Quân ta dễ dàng ngắm bắn chính xác, khiến B52 nổ tung trên vùng trời Cổ Lũng. Như vậy, pháo phòng không Thái Nguyên đã bắn rơi chiếc B52 đầu tiên. Đây là chiếc máy bay ném bom chiến lược đầu tiên bị bắn hạ bởi pháo phòng không từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Đêm 26/12, một chiếc B52 nữa lại bị Trung đoàn 256 bắn hạ.

b52-7-1687056165.jpg
 

Lính Mỹ sau này phải thừa nhận rằng họ chưa từng thấy hỏa lực phòng không dày đặc như vậy trong cuộc đời. Trung tướng, Anh hùng Phạm Tuân thì chia sẻ, ông đi nhiều nơi, gặp nhiều người, có cả phi công Mỹ. Tất cả đều rất ngạc nhiên không hiểu vì sao Việt Nam có thể đánh được B52. Trước đó, chưa một đất nước nào làm được điều này.

b52-9-1687056165.jpg
 
b52-10-1687056165.jpg
 

Ngoài yếu tố chiến thuật, có thể thấy rằng, Việt Nam hạ gục được pháo đài bay của Mỹ là nhờ sự nhạy cảm, đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn và hành động của đối thủ. Việt Nam đã làm được điều không tưởng, biến công nghệ hiện đại nhất của quân đội hùng mạnh nhất thế giới thời điểm đó cũng chỉ là đống sắt vụn. Chiến công, kỳ tích này chỉ có ở Việt Nam, đến nay vẫn chưa có quốc gia nào làm được!

 

Vén màn lý do ở Việt Nam không có quân khu 6 và quân khu 8, học sinh giỏi Sử chưa chắc biết

Trong danh sách các quân khu tại Việt Nam, không có sự xuất hiện của quân khu 6 và quân khu 8. “Chỗ trống” khó hiểu này khiến nhiều người tò mò trong suốt thời gian qua.