Khám phá mới

Vị tướng duy nhất của Việt Nam từng là danh thủ bóng đá: Anh cả của LLVT Bến Tre, được dân lập đền thờ

Vị tướng duy nhất của Việt Nam từng là danh thủ bóng đá: Anh cả của LLVT Bến Tre, được dân lập đền thờ

Không phải ai ở thời điểm đó cũng dám từ bỏ danh vọng, sự nghiệp để đi theo tiếng gọi của con tim, tận hiến cho đất nước như người đàn ông này. Ông là một huyền thoại trong QĐND Việt Nam, là anh cả của Lực lượng vũ trang Bến Tre qua 2 cuộc kháng chiến.

Người dân Giồng Trôm vẫn luôn tự hào là nơi sản sinh ra nhiều vị tướng nhất trong các vị tướng của xứ dừa Bến Tre. Trong đó, Trung tướng Đồng Văn Cống là cái tên không thể không nhắc đến. Ông được mệnh danh là anh cả của Lực lượng vũ trang Bến Tre, vị tướng bưng biền, người có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

trung-tuong-dong-van-cong-1
Trung tướng Đồng Văn Cống từng là một danh thủ trước khi đi theo cách mạng. Ảnh tư liệu

Tướng Đồng Văn Cống (1918 – 2005), sinh ra và lớn lên ở xã Tân Hào, huyện Giồng Tôm, tỉnh Bến Tre. Ông xuất thân trong một gia đình khá giả, được nuôi nấng tử tế từ nhỏ. Lớn lên, cậu bé Đồng Văn Cống có vóc dáng và sức khỏe vượt trội khi so với bạn bè. Từ thập niên 1930, bóng đá bắt đầu du nhập vào Việt Nam và tạo nên cơn sốt khắp nơi. Bấy giờ, Đồng Văn Cống trở thành cầu thủ hay nhất xã Tân Hào, được tham gia vào đội tuyển huyện Giồng Trôm, sau này là đội tuyển tỉnh Bến Tre.

Với thanh niên xã Tân Hào và cả huyện Giồng Trôm, chàng thanh niên Đồng Văn Cống là một tấm gương sáng, thần tượng ai cũng yêu thích. Đó cũng là một trong những cơ sở hoàn hảo để tướng Cống sau này có thể huy động, tập hợp các thanh niên cùng đánh Pháp.

Năm 1936, đồng chí Đồng Văn Cống bắt đầu tham gia cách mạng và hoạt động bí mật. Năm 1939 ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong thời gian hoạt động, Trung tướng Đồng Văn Cống lấy bí danh là Hồng Kỳ, Chín Hồng. Từ một danh thủ có tiếng, con nhà khá giả, Đồng Văn Cống quyết định gác lại tất cả để bảo vệ đất nước.

Là con “đích tôn” trong nhà, đồng chí Đồng Văn Cống không được cha mẹ ủng hộ theo nghiệp binh đao. Để thuyết phục đấng sinh thành, đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông đã cùng vợ quỳ dâng rượu xin cha mẹ cho lên đường đi chiến đấu. Cuối cùng, cha mẹ ông đành phải đồng ý.

trung-tuong-dong-van-cong-5
Trung tướng Đồng Văn Cống là người gắn liền với những trận đánh vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ảnh tư liệu

Trong cả cuộc đời và sự nghiệp, đồng chí Đồng Văn Cống gắn liền với chiến trường. Ông luôn là người đi trước đón đầu, không ngại xông pha khói lửa. Năm 1946, tướng Đồng Văn Cống lập Đội Du kích Tân Hào (còn gọi là bộ đội ông Cống), sau njafy thành trung đội, đại đội và trung đoàn chính quy.

Lịch sử Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ ghi nhận Trung tướng Đồng Văn Cống là người gắn liền với những trận đánh vẻ vang. Ông đã trải qua nhiều vị trí trong hoạt động quân sự, cao nhất là làm Phó tổng Thanh tra Quân đội nhân dân Việt Nam, được bổ nhiệm vào tháng 10/1982.

trung-tuong-dong-van-cong-4
Ảnh tư liệu

Với những đóng góp to lớn của mình, Trung tướng Đồng Văn Cống được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Quân công hạng 1, 2, 3, cùng nhiều huân huy chương khác.

Đặc biệt, vị tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam còn được bà con ở Bến Tre lập đền thờ. Ngôi đền nằm nghiêm trang ở đường DT 887 thuộc xã Tân Hào, huyện Giồng Tôm, cách thành phố Bến Tre khoảng 18km. Nơi đây đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa.

Ngoài ra, tên của Trung tướng Đồng Văn Cống còn được đặt cho một con đường ở Quận 2 của TP.HCM; đường nối giữa quốc lộ 91 và đường Võ Văn Kiệt ở Cần Thơ.

trung-tuong-dong-van-cong-2
Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống lọa lạc trên tuyến đường DT 887 thuộc huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Ảnh: Internet
trung-tuong-dong-van-cong-3
Chân dung Trung tướng Đồng Văn Cống được đặt trong đền thờ. Ảnh: Họ Đồng Việt Nam

Nối tiếp truyền thống của gia đình, noi gương người cha anh hùng, con trai đầu lòng của tướng Cống – anh Đồng Văn Đe cũng trở thành một sĩ quan phi công có tiếng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong Quân chủng phòng không không quân Việt Nam. Sau một lần không chiến với phi công Mỹ, Trung úy phi công Đồng Văn Đe đã anh dũng hy sinh. Mộ của anh sau đó được đặt không xa mộ cha – Trung tướng Đồng Văn Cống và mẹ trong Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh nhà.