Đời sống

Đánh bài vui ngày Tết với người thân có bị xử phạt không? Ai cũng phải biết, đừng dại mà ‘sai 1 ly đi 1 dặm’

Đánh bài vui ngày Tết với người thân có bị xử phạt không? Ai cũng phải biết, đừng dại mà ‘sai 1 ly đi 1 dặm’

Nhiều người Việt Nam có thói quen đánh bài ngày Tết cùng người thân, bạn bè. Tuy nhiên, việc làm này có bị xử phạt hay không thì chưa chắc ai cũng nắm rõ.

Ngày Tết ở Việt Nam là dịp để mọi người được sum vầy, nghỉ ngơi sau 1 năm làm việc mệt nhọc. Trong dịp này, nhiều người có thói quen đánh bài, chơi các trò chơi đỏ đen với người thân, bạn bè. Việc làm tưởng chừng vô hại này liệu có vi phạm pháp luật và bị xử lý hay không?

Luật sư Ngô Quí Linh (Giám đốc Công ty luật TNHH MTV Mai Đăng Khang) đã có chia sẻ về vấn đề này với Vnexpress. Theo pháp luật quy định, hành vi đánh bạc trái phép sẽ bị xử phạt. Pháp luật không phân biệt hành vi đánh bạc trái phép giữa những người thân trong gia đình với nhau hay những người xa lạ, không có quan hệ họ hàng. Việc đánh bạc trái phép, bất kể là quan hệ gì cũng sẽ bị xử lý. Tùy vào mức độ vi phạm, hành vi đánh bạc trái phép sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.

danh-bai-ngay-tet-1

Tuy nhiên, như thế nào là đánh bạc? Chưa có khái niệm cụ thể nào dành cho hành vi này, nhưng chiếu theo các quy định hiện hành, đánh bạc được hiểu là mọi hình thức ăn thua bằng tiền hoặc hiện vật. Đánh bạc trái phép là những hình thức được thua bằng tiền hoặc hiện vật mà không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.

Người chơi chỉ không bị xử lý khi chơi ở những nơi được cấp phép tổ chức hoạt động như casino, khu hội chợ, lễ hội được tổ chức hợp pháp, có các trò chơi dân gian, lô tô mà trong đó họ có thể trúng thưởng.

danh-bai-ngay-tet-4

Mức xử lý với hành vi đánh bạc trái phép như thế nào?

Căn cứ theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/29023 thì hoạt động đánh bạc trái phép gồm những hành vi như mua số lô, số đề, xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật; đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.

Không chỉ những người tham gia đánh bạc, những người tổ chức đánh bạc, hoặc trung gian như nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép và những người giúp sức, che giấu, bảo vệ ở sòng bạc, nơi đánh bạc trái phép cũng sẽ bị xử lý.

danh-bai-ngay-tet-3

Nghị định 144 quy định, mức xử lý vi phạm hành chính với người đánh bạc có thể là phạt tiền từ 200.000 – 2 triệu đồng. Người có hành vi rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc, dùng nhà riêng, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của nhà mình hay do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc có thể bị phạt từ 5 1- triệu đồng. Toàn bộ tiền, phương tiện đánh bạc cũng sẽ bị tịch thu.

Nếu đánh bạc mức độ lớn, thuộc các trường hợp quy định trong Bộ luật Hình sự thì mức xử phạt bằng tiền còn nặng hơn nhiều, thậm chí người chơi sẽ bị xử lý hình sự. Vấn đề này được nêu rõ trong Điều 321 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể, hành vi đánh bạc bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên hoặc dưới 50 triệu đồng mà đã bị xử lý vi phạm hành chính (theo các quy định tại Nghị định 144 trên), hoặc chưa được xóa án tích, hoặc tái phạm nguy hiểm thì có thể bị phạt tiền 20-100 triệu đồng, hoặc bị phạt tù đến 10 năm.

Nếu nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người tham gia đánh bạc.