Khám phá mới

Pháo đài ‘bất khả chiến bại’ một thời ở Việt Nam, nay còn lưu giữ loạt chiến đấu cơ, xe tăng tối tân của Mỹ

Pháo đài ‘bất khả chiến bại’ một thời ở Việt Nam, nay còn lưu giữ loạt chiến đấu cơ, xe tăng tối tân của Mỹ

Nhiều người từng ví von gọi nơi đây là “Điện Biên Phủ của vùng bắc miền Trung”. Thời chiến, nó là nơi từng ghi dấu chiến tích oanh liệt của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nằm cách thành phố Đông Hà (Quảng Trị) chỉ khoảng 65km là một “pháo đài huyền thoại” trong lịch sử Việt Nam – Sân bay Tà Cơn. Đây là một trong những căn cứ điểm quân sự chiến lược của Mỹ những năm 1966 – 1968 tại chiến trường Khe Sanh.

san-bay-ta-con-1

Không phải ngẫu nhiên mà người ta so sánh sân bay Tà Cơn với “Điện Biên Phủ của bắc miền Trung”. Vị trí của sân bay này được đánh giá là vô cùng lý tưởng. Nó rộng khoảng 10.000 m2, nằm giữa căn cứ điểm Khe Sanh, có đủ trụ sở chỉ huy cứ điểm, đài chỉ huy sân bay, đài liên lạc, hệ thống công sự phòng ngự dày đặc.

Nói qua một chút về Khe Sanh. Đây là một thung lũng hình lòng chảo, được đồi núi bao quanh, lại nằm trên một coa nguyên 800m, rộng chừng 60ha. Khe Sanh nằm gần biên giới, lại án ngữ quốc lộ 9 nối từ Đông Hà (Việt Nam) với Nam Lào. Thế nên nó được đánh giá có vị trí quân sự không chỉ với Quảng Trị mà còn là cả với khu vực Đông Dương.

san-bay-ta-con-2

Nhận ra điều này, người Mỹ đã vội vàng tìm cách kiểm soát Khe Sanh, thành lập một tập đoàn cứ điểm quân sự quan trọng ở đây. Một tập đoàn phòng ngự kiên cố bậc nhất miền Nam Việt Nam gồm: Làng Vây – Chi khu quân sự Hướng Hóa – cụm cứ điểm phòng ngự sân bay Tà Cơn đã được lập nên.

san-bay-ta-con-3

san-bay-ta-con-4

Sau khi xây dựng xong Tà Cơn, người Mỹ vô cùng tự hào về nó, xem đây là pháo đài “bất khả chiến bại”. Sân bay Tà Cơn trở thành mắt xích quan trọng của tập đoàn cứ điểm Khe Sanh. Thế nhưng, tất cả chỉ là viễn tưởng của quân Mỹ. Quân đội nhân dân Việt Nam đã đập tan bức tranh hoàn hảo đó bằng những cuộc tiến công giải phóng Khe Sanh. Cuối cùng, Mỹ đành phải tổ chức rút quân chiến thuật để cứu hàng nghìn binh lính của mình. Kéo theo đó, quân đội Mỹ cũng đã thất bại thảm hại ở chiến trường Quảng Trị.

san-bay-ta-con-6

san-bay-ta-con-7

Chiến tranh khép lại, bình yên cũng được trả cho Quảng Trị. Tà Cơn ngày nay không còn là sân bay hay căn cứ điểm quân sự mà là một di tích lịch sử, địa điểm tham quan nổi tiếng. Năm 1986, sân bay này được xếp hạng Di tích Quốc gia. Ở đó vẫn còn lưu dấu chiến tích oanh liệt của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ.

san-bay-ta-con-5

san-bay-ta-con-8

san-bay-ta-con-9

Một Bảo tàng chiến thắng Khe Sanh đã được mở ngay trên vùng đất của cụm cứ điểm sân bay Tà Cơn. Ngoài những hình ảnh, vũ khí của lính Mỹ, lính quân đội chế độ cũ và quân giải phóng, nơi này còn gây ấn tượng bởi lưu giữ nhiều máy bay, xe tăng cỡ lớn của Mỹ năm xưa. Tất cả đều là phương tiện chiến đấu phía Mỹ dùng để tham chiến ở chiến trường Khe Sanh – Tà Cơn.