Đời sống

Dân tộc uống rượu nhiều nhất Việt Nam: Mỗi ngày vài lít rượu thay cơm, mang thai vẫn hút thuốc lào

Dân tộc uống rượu nhiều nhất Việt Nam: Mỗi ngày vài lít rượu thay cơm, mang thai vẫn hút thuốc lào

Cách thành phố Lai Châu chừng 100km về phía Tây là huyện Nậm Nhùn. Nơi đây có một bản làng tên rất lạ: Bản “nát”. Đây là tên gọi vui của bản nghèo xa xôi thuộc xã Trung Chải (được tách ra từ xã Nậm Ban vào năm 2013). Nhưng chẳng có gì là ngẫu nhiên, chứng kiến những gì xảy ra ở nơi đây mới hiểu vì sao nó được gọi là bản “nát”.

nguoi-dan-toc-mang-1
Ảnh: Lao Động

Năm 2019, báo Lao Động cho biết, thống kê nhân khẩu bản này có hơn 1.000 hộ dân sinh sống, chủ yếu là người đồng bào dân tộc Mảng. Dân tộc Mảng là 1 trong 9 tộc người thiểu số cần được bảo tồn, khai sáng và duy trì ở nước ta.

Nơi đây đàn ông chuyên uống rượu thay cơm, để việc lo cái ăn cái mặc cho vợ con. Phụ nữ có khi cũng nhậu nhẹt như đàn ông, hoặc khóc lóc than vãn đầy bất lực. Còn đám trẻ con, chúng nheo nhóc, thiếu thốn trăm bề. Người Mảng nổi tiếng nhờ “khả năng” uống rượu. Họ uống rượu bất chấp ngày đêm, chẳng cần đồ nhắm, thậm chí có thể uống thay cơm.

nguoi-dan-toc-mang-2
Ảnh: Lao Động

Năm 2019, trong một phóng sự của báo Lao Động, chia sẻ thật thà của anh Lý Á Cản – người dân tộc Mảng từng gây sốt khắp nơi: “Sáng ra tầm 6h đã uống rượu rồi. Không uống là không chịu được, cứ nôn. Nói chung là một ngày phải hết 2 lít. Uống thay cơm luôn mà, không ăn cơm đấy”.

Cả bản này chìm trong hơi men, đến mức quên luôn việc làm ăn, kiếm sống. Người Mảng trước đây nổi tiếng khéo tay, nay số người biết đan lát, làm việc chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn lại bận say sưa bên bàn nhậu. Rượu khiến những người đàn ông sức dài vai rộng trở nên bết bát, nhàu nhĩ, không còn sức sống chứ đừng nói đến việc lao động.

nguoi-dan-toc-mang-5
Ảnh: Lao Động
nguoi-dan-toc-mang-4
Ảnh: Lao Động

Rượu ở đây được bán với mức giá vô cùng rẻ, chỉ khoảng 15 – 20.000 đồng/lít. Người dân mua mua rượu chẳng cần chai lọ rườm rà, trực tiếp đổ vào bát nhựa hoặc túi ni lông mang về. Để có rượu uống, người ta sẵn sàng mang ngô, gạo, thóc được trợ cấp đi đổi. Dần dà, con gà, con lợn, củi non, lúa non… trong nhà cũng “bay” hết vì con “ma men”.

Không chỉ bỏ bê làm ăn, lao động, việc lạm dụng rượu khiến người Mảng nhận thêm nhiều hậu quả nặng nề. Nhiều người say xỉn vô cớ gây sự rồi đánh nhau, cũng có người uống say xong ngã xuống vực, chưa kể bệnh tật chực chờ, ăn dần ăn mòn họ.

nguoi-dan-toc-mang-6
Ảnh: Lao Động

Còn theo phóng sự của VTC phát sóng hồi đầu năm 2023, phụ nữ người Mảng dù đang mang thai hay nuôi con nhỏ cũng hút thuốc lào như thường. Nói cách khác, những đứa trẻ người Mảng đã uống rượu, hút thuốc từ khi còn trong bụng mẹ.

nguoi-dan-toc-mang-7
Ảnh: Lao Động
nguoi-dan-toc-mang-8
Ảnh: Lao Động

Để giúp người Mảng vực lại cuộc sống, tránh xa “ma men”, cán bộ cơ sở đã tích cực vận động, biên soạn tài liệu tuyên truyền về tác hại bia rượu gửi đến từng nhà. Bỏ được rượu, người Mảng tìm lại được sự hăng say trong lao động sản xuất. Cũng từ đó mà tình hình nơi đây khởi sắc hơn, người dân bắt đầu biết lo làm ăn, không còn cảnh bê tha từ đầu đến cuối bản.

nguoi-dan-toc-mang-3
Ảnh: Lao Động

Phóng sự của VTC về người Mảng có đề cập đến chuyện học hành của trẻ em nơi này. Cả bản có một trường tiểu học, với 2 giáo viên nam bám bản. Dù hoàn cảnh, cuộc sống còn rất nhiều khó khăn nhưng họ vẫn đang nỗ lực không ngừng, ước mơ gieo con chữ, ước mơ cho học sinh. Còn ở cấp cao hơn, học sinh người Mảng luôn được đánh giá chăm ngoan. Hiện tại đã có những người dân tộc Mảng đầu tiên học đến trình độ trung cấp, cao đẳng. Đây được đánh giá là sự tiến bộ vượt bậc khi đời sống người dân tộc Mảng vẫn chưa thực sự thoát được nghèo khó.

 

Thành phố lâu đời nhất Việt Nam, sánh ngang nhiều tên tuổi thế giới, nắm giữ loạt kỷ lục độc nhất

Ở Việt Nam có một thành phố nằm trong top những thành phố nghìn năm tuổi của thế giới, sánh ngang những Rome, Paris, London…