Đời sống

Loài gỗ quý Việt Nam chỉ 3 nước có: Giá 250 triệu/m2, suýt tuyệt chủng vì tin đồn chữa được ung thư

Loài gỗ quý Việt Nam chỉ 3 nước có: Giá 250 triệu/m2, suýt tuyệt chủng vì tin đồn chữa được ung thư
 

Việt Nam có một số dòng gỗ quý hiếm đang được liệt vào sách đỏ. Trong đó có cây gỗ Thủy Tùng - đây được xem là loại gỗ cực đắt có giá trị kinh tế cao. 

Đáng nói loại cây này quý hiếm đến mức chỉ xuất hiện ở 3 nước là Trung Quốc, Lào và Việt Nam.

Cây Thủy Tùng chỉ còn xuất hiện rải rác ở Quảng Đông (Trung Quốc), tỉnh Khăm Muộn (Lào) và tỉnh Đắk Lắk (Việt Nam). Việt Nam hiện tải chỉ có 2 quần thể hủy tùng tự nhiên nằm ở huyện Ea H’Leo và Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.

Nước ta cũng quốc gia duy nhất có quần thể thủy tùng tự nhiên với 162 cây (huyện Ea H’Leo 142 cây, Krông Năng 19 cây và thị xã Buôn Hồ 1 cây).

Thủy Tùng có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, có tên gọi khác là cây thông nước, đây cũng là loại thực vật duy nhất còn tồn tại thuộc chi Glyptostrobus. Thậm chí, loài cây này còn được xem như là hóa thạch sống của ngành hạt trần, xuất hiện từ 10 triệu năm trước. 

Loại gỗ quý này có chiều cao trung bình trên 30m, đường kính thân trên 0,6-1m. Loại cây này có vỏ dày, xốp, gỗ có mùi thơm, thớ mịn và không bị nứt, cong vênh hay mối mọt.

Chính vì những giá trị đó mà đây là loại gỗ lý tưởng để làm nhà, làm đồ nội thất cao cấp, đồ mỹ nghệ.

Đáng nói, không chỉ cây gỗ quý, Research Gate còn cho rằng đây là một loài cây có tác dụng chữa bệnh. Loại cây này được y học cổ truyền của Trung Quốc điều trị nhiều bệnh như tăng huyết áp, viêm da, viêm khớp dạng thấp và bỏng nước.

Quan niệm của người Trung Quốc cũng cho rằng nếu trong nhà có đồ gỗ làm từ thủy tùng thì sẽ tăng sinh khí, xua đuổi bệnh tật cũng như tà ma. Chính vì lý do này mà cây thủy tùng thường được tạc tượng thờ hoặc lục bình. Trên thị trường, 1m2 khối gỗ đường kính 80cm đã có giá trị lên tới 250 triệu đồng.

Vào 2009-2010, ở Việt Nam từng có cơn sốt thủy tùng khi hàng ngàn người đổ về Đắk Lắk để săn lùng loài cây quý này. Lý do là bởi tin đồn về việc cây thủy tùng được xem là  “thần dược” có thể chữa bách bệnh thậm chí là trị cả ung thư. Thông tin sai lệch này đã khiến nhiều người ùn ùn đến hồ Ea Ral để tìm kiếm thủy tùng.

Chính vì vậy, mà những cây thủy tùng còn sót lại ở Ea H’leo, Krông Năng và thị xã Buôn Hồ được xem là báu vật, có tiền cũng không mua được.

Khi Thủy tùng được trước nguy cơ tuyệt chủng, các nhà khoa học đã thành công nhân giống ống nghiệm đối với thủy tùng, giúp loài cây quý này tăng khả năng tồn tại.

Đến năm 2011, UBND tỉnh Đắk cũng đã phê duyệt dự án bảo tồn loài cây quý, ban quản lý Khu bảo tồn sinh cảnh thủy tùng cũng đã được thành lập vào 8/2012. 2 quần thể thủy tùng duy nhất còn sót lại được ban quản lý túc trực canh giữ 24/24 giờ.

Đến tháng 4/2022, các cây thủy tùng được cấy ghép chồi đã phát triển tốt và được trồng ở ngoài tự nhiên thành công.

 

 

Loại gỗ quý hiếm top đầu Việt Nam nằm trong sách đỏ, thuộc nhóm 1 nguy cấp: Mùi thơm độc nhất vô nhị

Loại cây gỗ quý này không chỉ xếp vào nhóm danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp quý hiếm (nhóm IA) mà còn được ghi trong sách đỏ của Việt Nam,