Đời sống

Ý nghĩa ít ai biết đằng sau tên tỉnh Nghệ An: Được vua Lý Thái Tông đặt, chữ 'Nghệ' có hàm ý này!

Ý nghĩa ít ai biết đằng sau tên tỉnh Nghệ An: Được vua Lý Thái Tông đặt, chữ 'Nghệ' có hàm ý này!

Nghệ An - 1 tỉnh nằm ở Bắc Trung bộ được biết đến là vùng đất nổi tiếng với tinh thần hiếu học cũng như truyền thống yêu nước lâu đời. Tên gọi Nghệ An đã có lịch sử gần 1000 năm nhưng không ai cũng biết được nguồn gốc và ý nghĩa đằng sau cái tên này.

Từ ngày xưa, Nghệ An vốn là một trong 15 bộ của nước Văn Lang với tên gọi là Hoài Hoan. Đến thời Bắc thuộc, vùng đất này có tên là  Hàm Hoan rồi đổi thành Hoan Châu. Cái tên này được lưu lại thời  Ngô, Đinh, Tiền Lê.

Quảng trường Hồ Chí Minh, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Chỉ đến năm 1030 (có tài liệu ghi là năm 1029), vua  Lý Thái Tông đã đổi tên Hoan Châu thành Nghệ An. Kể từ đó, tên Nghệ An chính thức xuất hiện ở Việt Nam. Dựa trên các pho sử cũ, Nghệ An được ghi bằng hai chữ 乂安: Nghệ (乂) nghĩa là “cai trị” còn An (安) mang nghĩa là “yên ổn”.

Theo đó,  vua nhà Lý đặt tên Nghệ An với ý nghĩa đằng sau là “cai trị cho yên ổn” bởi vì lúc đó đây chính là vùng biên cương phía Nam nước Việt.

Ở thời lý, vùng Nghệ An bao gồm cả tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh bây giờ. Ban đầu, vùng đất này được gọi là Nghệ An châu trại, sau đó đổi thành trại Nghệ An, Nghệ An phủ, Nghệ An thừa tuyên, trấn Nghệ An…

Quê nội Bác Hồ ở xã Kim Liên, huyện nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Trấn Nghệ An lần đầu được tách  thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh vào năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Dân gian vẫn thường gọi chung hai tỉnh này là xứ Nghệ. Hai tỉnh này đã từng hợp lại thành  tỉnh Nghệ Tĩnh vào năm 1976 nhưng đến năm  1991 lại tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh cho đến thời điểm hiện tại.

Dù đã tách ra nhưng Nghệ An hiện tại vẫn là tỉnh lớn nhất ở Việt Nam với điện tích 16.490 km2. Ở Nghệ An, điểm thu hút khách du lịch hàng đầu là  bãi biển Cửa Lò cũng như các di tích lịch sử về cuộc đời, sự nghiệp Bác Hồ ở Nam Đàn.

Bãi biển Cửa Lò, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

Nghệ An là tỉnh có truyền thống văn hóa phong phú, sở hữu nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều mang 1 sắc đẹp văn hóa cùng ngôn ngữ riêng đậm nét truyền thống. Văn hóa dân gian ở Nghệ An cũng vô cùng đặc sắc khi có các điệu hò, hát phường vải, hát đò đưa…

Đây cũng là vùng đất của nhiều lễ hội i cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ hội Cầu Ngư, Rước hến, Đua thuyền…đậm chất huyền thoại, sử thi như lễ hội đền Cuông, lễ hội làng Vạn Lộc, làng Sen. 

Một con suối ở vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An

Đáng nói, Nghệ An là nơi lưu giữ nhiều di tích văn hoá lịch sử, danh lam thắng cảnh cũng như lễ hội văn hóa truyền thống. 

 

Thầy giáo Việt Nam duy nhất được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới: Dạy học cho vua!

Chỉ duy nhất 1 nhân vật làm nghề giáo được mệnh danh là ‘Người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc’ trong danh sách 6 danh nhân Việt Nam được UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới.