Đời sống

Quốc đảo nhỏ nhất thế giới từng giàu top đầu nhờ phân chim, giờ nghèo đến khó tin!

Quốc đảo nhỏ nhất thế giới từng giàu top đầu nhờ phân chim, giờ nghèo đến khó tin!

 

Trên thế giới, có một đất nước từng dựa vào phân chim (phốt phát) để trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới, đất nước này là chính là Nauru.

Nauru thực chất là một hòn đảo san hô với diện tích chỉ 22 km2 và dân số khoảng 10.000 người, được mệnh danh là quốc đảo nhỏ nhất thế giới. 

Nauru tuy có diện tích đất nhỏ nhưng lại có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Do được tích tụ phân chim trên đảo qua nhiều năm nên Nauru vô cùng giàu tài nguyên phốt phát.

screenshot-4175-1711337695.jpg

 

Ngày 29 tháng 1 năm 1968, sau nhiều năm đấu tranh, Cộng hòa Nauru được Liên hợp quốc tuyên bố độc lập và Hammer de Robert trở thành tổng thống đầu tiên. Kể từ khi thành lập đất nước, Nauru đã bắt đầu khai thác tài nguyên phân chim trên quy mô lớn.

Nauru từng kiếm được rất nhiều tiền nhờ xuất khẩu phân chim, trước những năm 1990, thu nhập bình quân đầu người và mức sống của Nauru tương đương với các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức.

screenshot-4177-1711337695.jpg

 

Sau khi có được tiền, Nauru bắt đầu kế hoạch lớn của riêng mình, khi đó Nauru hy vọng rằng đất nước của mình có thể có được những thứ mà các nước khác có. Vì vậy Nauru đã mua một đội máy bay chở khách Boeing 737; mua khách sạn quốc tế; thành lập quỹ ủy thác đầu tư ra nước ngoài; và cuối cùng là mua tàu chiến, v.v.

Sau khi người Nauru trở nên giàu có, họ bắt đầu ăn uống và vui chơi khiến tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường và béo phì ở người Nauru thuộc hàng cao nhất thế giới.

screenshot-4178-1711337695.jpg

 

Ngoài ra, vào thời điểm đó, mỗi gia đình Nauru trung bình sở hữu hai chiếc ô tô. Không những vậy, chính phủ còn lo toàn bộ lương thực, quần áo, nhà ở, phương tiện đi lại cho người dân trên đảo, nhà ở. Khi có người bệnh nặng đều được đưa sang Australia điều trị, sinh viên đi học đại học ở nước ngoài và được chính phủ chi trả mọi chi phí.

Vào thời điểm đó, người Nauru đã tiêu tiền mà không suy nghĩ khi thu nhập bình quân đầu người dân nước này vào năm 1975 là 50.000 USD.

Tuy nhiên, nguồn tài nguyên phốt phát là không thể tái tạo. Do tiếng gầm rú liên tục của máy bay trên bầu trời Nauru, lũ chim đã ngừng đến đây để ‘ị’. Phân chim trên đảo Nauru dần dần cạn kiệt do khai thác, điều này dẫn đến một thảm họa đối với Nauru.

Cuối cùng, Nauru bắt đầu bán dần tài sản từ chiếc máy bay họ mua trước đó cũng như tài sản đầu tư nước ngoài cũng được bán. Nhưng Nauru từ lâu đã quen với cuộc sống xa hoa hàng ngày, một phần tài sản bán ra sẽ sớm bị lãng phí, kết quả là đất nước này chỉ có thể tồn tại bằng cách chờ đợi sự hỗ trợ từ Australia.

screenshot-4179-1711337755.jpg

 

Theo đó, Nauru này đã ký thỏa thuận với Úc để trở trung tâm giam giữ người di cư để đổi lấy viện trợ. Người xin tị nạn đến Úc thay vì nhập cảnh đến quốc già này thì sẽ được chuyển đến các trại ở Nauru hoặc Papua New Guinea. 

Chính vì sự khai thác quá mức đã khiến 0% diện tích của Nauru không còn thích hợp cho sinh sống. Hiện tại, rừng ở đây đã bị phá hủy, giờ chỉ còn rác thải. Đất đai của đất nước này cũng không còn phù hợp để trồng trọt. Tỷ lệ thất nghiệp ở đây lên đến 90% và hệ thống giáo dục gần như sụp đổ hoàn toàn.

Theo báo cáo khảo sát mới nhất của Ngân hàng Phát triển Châu Á, "Nauru phải đối mặt với một số thách thức phát triển nghiêm trọng. Đất nước này hầu như không có khu vực tư nhân và ít đất canh tác, đồng thời có nguồn nước ngọt hạn chế, mức nợ cực cao và nguồn thu của chính phủ hạn chế.”

Nguồn:Sohu