Đời sống

Đế chế có đường biên giới nối liền dài nhất lịch sử: Ba lần bại trận ở Việt Nam

Đế chế có đường biên giới nối liền dài nhất lịch sử: Ba lần bại trận ở Việt Nam

Trong lịch sử thế giới, Thành Cát Tư Hãn được xem là nhân vật có tài năng quân sự lỗi lạc khi thành lập lên đế chế Mông Cổ. Đây được xem là quốc gia có diện tích liền mạch lớn nhất thế giới trong lịch sử loài ngoài.

Theo đó, đế quốc Mông Cổ đã từng tồn tại ở thế kỷ 13,14. Lãnh thổ của quốc gia này kéo dài từ các thảo nguyên Trung Á sang Đông  u, đến bán bảo Triều Tiên, bao gồm các phần rộng lớn của Siberia ở phía bắc, vươn tới phía nam đến Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ, cao nguyên Iran và Trung Đông. 

screenshot-3962-1709543274.jpg

 


Ở thời điểm đỉnh cao, đế quốc này dài tận 9.700 km với diện tích lên tới 24 triệu km2, bằng 16% diện tích đất liền của Trái Đất, thống trị 100 triệu thần dân. 

screenshot-3961-1709543274.jpg
 


Những thành tựu quân sự đáng kinh ngạc của người Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn và những người kế nhiệm ông là nhờ chiến lược và chiến thuật vượt trội hơn là sức mạnh quân số. Quân đội Mông Cổ chủ yếu bao gồm kỵ binh , giúp họ có tính cơ động và tốc độ cao. Các hoạt động của họ được chỉ đạo bởi các tín hiệu và việc đưa tin được tổ chức tốt. Trong trận chiến, họ chủ yếu dựa vào cung tên và chỉ sử dụng đến chiến đấu tay đôi sau khi đã làm mất tổ chức hàng ngũ của kẻ thù. Vũ khí và chiến thuật của người Mông Cổ phù hợp với vùng đồng bằng rộng lớn và đất bằng phẳng hơn là vùng núi và rừng rậm. Để bao vây các thành phố có tường bao quanh, quân Mông Nguyên thường nhận được sự hỗ trợ từ các nghệ nhân và kỹ sư của các dân tộc bị chinh phục có trình độ kỹ thuật tiên tiến như người Trung Quốc, người Ba Tư và người Ả Rập.

screenshot-3959-1709543274.jpg
 

Ở thời kỳ hùng mạnh nhất thế giới, vó ngựa của  của quân Thành Cát Tư đã khiến hàng chục triệu người chết.

Theo số liệu sử học thì người Mông Cổ đã giết khoảng trên 70.000 dân ở Merv (thành phố Mary tại Turkmenistan ngày nay) và hơn một triệu dân Nishapur (thủ phủ tỉnh Khorasan, ở phía đông bắc Iran).

Nhiều học giả cũng cho rằng quân Mông Cổ chính là nguyên nhân cái chết của 40 triệu người Trung Quốc (dù thông tin này chưa được kiểm chứng). Theo đó, dân số Trung Quốc có khoảng 100 triệu dân vào năm 1279 nhưng đến năm 1300 chỉ còn là 60 triệu dân.

Là một đội quân hùng mạnh nhưng trong 3 lần dấy quân đánh Đại Việt ồi thế kỷ thứ 13, đế chế Nguyên Mông đều bại trận.

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư và nhà sử học Đặng Hùng,, trong 3 lần cất quân đi đánh Đại Việt, quân Nguyên Mông đã mất khoảng 80 vạn quân. Theo một số sử liệu khác thì con số thiệt hại cũng rơi vào 30.000 - 40.000 quân.

screenshot-3960-1709543274.jpg
 


Nguyên nhân chính khiến quân Nguyên Mông thất bại trong cả 3 lần đánh Đại Việt đó chính là vì  sách lược “vườn không nhà trống” của nhà Trần. Dù đã rút kinh nghiệm chở theo lương thực vào lần thứ 3 nhưng quân Đại Việt đã đánh trận Vân Đồn làm tê liệt hoàn toàn khâu hậu cần địch.